Ngày 19/11, tại Hà Nam, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252 /QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (Quyết định 1252).
Trong buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đổi mới tư pháp trước hết là đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm".
Sáng 7/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Nội vụ; Hoàng Đăng Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Tư pháp.
Với 271 đề mục được sắp xếp khoa học vào 45 chủ đề, Bộ Pháp điển Việt Nam là một công trình công phu, đồ sộ nhưng lại dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí, giúp các cá nhân, tổ chức thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật, qua đó góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống và nâng cao trình độ pháp lý của người dân.
Sáng 7/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Nội vụ, Hoàng Đăng Quang, Phó trưởng Ban thường trực, Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Tư pháp.
Ngày 5/11, Bộ Tư pháp công bố Bộ pháp điển Việt Nam sau 10 năm triển khai thực hiện. Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, với 45 chủ đề được sắp xếp khoa học, công phu, Bộ Pháp điển Việt Nam sẽ là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.
Ngày Pháp luật Việt Nam là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các bộ, ngành, địa phương, đóng góp thiết thực vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Sáng 9/10, phát biểu tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024, Bộ trưởng Tư pháp khẳng định cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào; luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn và chung tay cùng tháo gỡ để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Theo thống kê của cơ quan thi hành án dân sự các địa phương, thời gian qua công tác thi hành án dân sự tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực, với số lượng và chất lượng các vụ án được thi hành tăng cao, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Để có Nhà nước pháp quyền, trên thực tế thì tinh thần pháp trị cần phải được thẩm thấu trong tổ chức và hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân, đó là: xã hội pháp quyền, chính quyền pháp quyền, tổ chức pháp quyền, công dân pháp quyền.
Chiều 7/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Chiều 7/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Ngày 10/7, dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2024 tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Bộ, ngành Tư pháp đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024.
Các gương sáng pháp luật được bình chọn, tôn vinh là các cá nhân tiêu biểu có những đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, tổ chức, thi hành và bảo vệ pháp luật, qua đó lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp, những tấm gương anh dũng, đức hy sinh của công dân và cán bộ, công chức trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Chiều 6/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với đồng chí Lê Thành Long và bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an đối với Thượng tướng Lương Tam Quang.
Chiều 19/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đã tiếp Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc do đồng chí Hạ Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Chính pháp Trung ương, Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc, dẫn đầu đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sáng 19/4, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi hội đàm giữa đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam và đồng chí Hạ Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc.
Theo Bộ Tư pháp, trong 6 tháng qua, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là hơn 10 nghìn tỷ đồng.
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó phổ biến, quán triệt Luật quan trọng cho toàn ngành Tư pháp, bảo đảm kịp thời, thực chất, hiệu quả; nâng cao hiểu biết, nhận thức về Luật và trách nhiệm của bộ, ngành Tư pháp trong việc thi hành Luật.
Ngày 29/12, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã ký Quyết định số 3076/QĐ-BTP phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2023 của ngành tư pháp tạo những điểm nhấn ấn tượng của ngành trong năm.
Chiều 25/12, tại Hà Nội, phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2024 của Tư pháp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Thời gian tới, vị thế của đất nước đang đi lên, đòi hỏi thể chế cần tiếp tục hoàn thiện, vì thế ngành Tư pháp cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng khuôn khổ pháp luật phù hợp pháp luật quốc tế; và nhấn mạnh đây không chỉ là công việc của riêng Bộ Tư pháp mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các bộ, ngành, cơ quan trong hệ thống chính trị.
Ngày 9/12, tại tỉnh Hậu Giang, Khu vực thi đua Khối cơ quan tư pháp các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Bộ Tư pháp) tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 và ký kết giao ước thi đua năm 2024.
Chiều 29/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của bộ, ngành tư pháp. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến, trao đổi của đại diện các cơ quan quản lý báo chí, chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng như các nhà báo đang công tác tại cơ quan báo chí.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, kết quả thi hành án đối với khoản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng đã thi hành xong 2.264 việc, thu được hơn 20.405 tỷ đồng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Đoàn công tác Bộ trưởng Tư pháp Hungary từ ngày 13 đến 16/11, sáng 15/11, tại Hà Nội, diễn ra buổi hội đàm giữa đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tư pháp và ông Tuzson Bence, Bộ trưởng Tư pháp Hungary, Trưởng đoàn.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đến ngày 30/6/2023, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường trên cả nước đã thụ lý, giải quyết 168 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại; trong đó, 103 vụ đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, với tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường là gần 77 tỷ đồng, còn lại có 22 vụ việc đã đình chỉ, 43 vụ việc đang tiếp tục giải quyết.
Tối 8/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ 4 và phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng tiêu cực”.