Thịt xiên giá rẻ "xiên bẩn", món ăn vặt phổ biến quanh các cổng trường tại Hà Nội đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm.Không rõ nguồn gốc, chế biến mất vệ sinh nhưng lại được tiêu thụ mạnh bởi học sinh, sinh viên vì giá thành rẻ và hương vị hấp dẫn. Thực trạng này đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng, kiểm soát thực phẩm và thói quen tiêu dùng trong giới trẻ.
Trước thực trạng đáng lo ngại về ngộ độc thực phẩm, việc tìm ra các giải pháp hiệu quả, đồng bộ là yêu cầu cấp thiết. Không chỉ dừng lại ở việc xử lý sau khi sự cố xảy ra, mà công tác phòng ngừa cần được đặt lên hàng đầu. Từ siết chặt khâu kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, nâng cao ý thức của người sản xuất-kinh doanh, đến tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
Tự tra cứu thông tin trên mạng về tác dụng thanh mát, giải độc của cây me đất, sau khi thu hoạch được loại cây này mọc dại ở vườn nhà sắc nước uống, một người phụ nữ bị tổn thương thận nghiêm trọng.
Sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, Hiệp hội sữa Việt Nam đã có công văn gửi 4 bộ: Công an, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Môi trường đề nghị tăng cường phòng, chống sản phẩm sữa giả.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, Thành phố Hồ Chí Minh khiến 29 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói, sốt, tiêu chảy sau khi ăn bữa trưa tại trường.
Vốn không có tiền sử dị ứng, nhưng sau khi ăn lượng lớn củ ấu tàu, người phụ nữ đột nhiên có biểu hiện lạ, buồn nôn, tê bì môi và chân tay, tụt huyết áp, đau bụng... phải đi cấp cứu.
Sau khi uống rượu trái cây được sản xuất tại Tiền Giang, 6 du khách tại Ninh Thuận đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) với nghi ngờ ngộ độc methanol. Đến nay, đã có một người không qua khỏi.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh truy xuất tận cùng, làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì khiến 37 người nhập viện, trong đó có 33 học sinh.
Ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra vụ 38 học sinh Trường Tiểu học - THCS Tuệ Đức, TP Thủ Đức nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên...
Ngày 14/3, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc 2 vợ chồng tử vong do ăn nhầm nấm độc hái trong rừng.
Sáng 11/3, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa cứu sống bệnh nhân ăn cá nóc bị ngộ độc nguy kịch. Bệnh nhân là bà P.T.M. (51 tuổi, trú tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 9 ngày nghỉ Tết (từ 25/1 đến 2/2) công tác y tế được duy trì giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Cả nước không xảy ra các ổ dịch; người dân được cấp cứu, điều trị bệnh kịp thời…
Liên quan vụ việc 33 em học sinh Trường Tiểu học Phú Lâm, phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang bị ngộ độc nghi do uống phải thuốc diệt chuột, ngày 23/1, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang cho biết, các em học sinh này đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, tất cả các em đều có sức khỏe ổn định, đang được theo dõi sát, không có bệnh nhân nặng.
Sau khi uống một loại bột được bào chế từ hạt cây để chữa viêm dạ dày, người phụ nữ rơi vào tình trạng ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng.
Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường.
Sau khi được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, đến đầu giờ chiều 5/11, sức khỏe của 20 cháu học sinh mầm non, Trường Mầm non xã Giang Ma, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã ổn định.
Ngày 25/10, Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ 15 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình (xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sữa chua.
Chiều tối 14/10, Công an thành phố Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) cho biết, đơn vị này vừa tiến hành khởi tố 2 vụ án, khởi tố 2 bị can đều trú tại thành phố Quảng Ngãi gồm: Vũ Văn Tuấn (29 tuổi) và Đào Văn Lập (35 tuổi) về hành vi “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.
Các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan thức ăn đường phố, nhất là ở khu vực các cổng trường học xảy ra gần đây khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Thực trạng này đòi hỏi sự tăng cường quản lý của các ngành chức năng về công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) trong và chung quanh trường học, bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh.
Chiều 1/10, theo thông tin từ Ủy ban nhân dân xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc 3 mẹ con tử vong nghi do uống thuốc trừ sâu; một người đang được điều trị tại cơ sở y tế địa phương.
Từ ngày 20 đến sáng 21/9, tại xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn (Bắc Kạn) đã có 70 người phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, đau đầu. Chưa có trường hợp nào nguy kịch, nhưng hiện chưa rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Ngày 18/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cho biết: Trạm xá Quân dân y hữu nghị Việt Nam-Lào tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vừa kịp thời hỗ trợ, sơ cứu ban đầu, cứu sống thành công 4 cháu bé người Lào bị ngộ độc nấm rừng.
Ngày 17/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các y bác sĩ của bệnh viện đang điều trị tích cực cho 2 bệnh nhân ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc.