Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin về kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia đối với sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hầu như ngày nào cũng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử, trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy trộn thuốc lá điện tử. Chất nicotine, hóa chất hương liệu và việc trà trộn ma túy vào thuốc lá điện tử khiến sản phẩm này vô cùng độc hại.
Trực tiếp “mắt thấy, tai nghe” những hậu quả của thuốc lá điện tử qua nhiều ca cấp cứu ngộ độc sau khi sử dụng sản phẩm này, các bác sĩ chuyên ngành cấp cứu chống độc đề xuất cần ngay lập tức cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam.
Thời gian qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử. Điển hình là nữ bệnh nhân 20 tuổi ở Hà Nội được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim, suy thận, tổn thương não, tổn thương gan.
Sau mười ngày được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, điều trị tích cực, chiều 22/9, 10 người bệnh đầu tiên là nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã được ra viện.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, trung tâm vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nguy kịch do thuốc lá điện tử chứa ma túy.
Tại hội thảo cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến mua bán, sử dụng thuốc lá mới (còn gọi là thế hệ mới) do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/4, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2015 và nhanh chóng thu hút giới trẻ. Không chỉ khó kiểm soát, gia tăng số người hút, thuốc lá thế hệ mới (với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và nung nóng), còn được pha trộn ma túy để gây nghiện.
Trong số 37 trường hợp ngộ độc cồn methanol, có 7 người nhiễm độc methanol mức độ nặng hoặc nguy kịch, trong đó có 1 người tử vong, 4 người tiên lượng di chứng giảm nặng hoặc mất khả năng nhìn, 1 người di chứng nặng với não (rối loạn ý thức, rối loạn vận động,…).
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 21 tuổi (quê Hà Nam) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, co giật mạnh toàn thân do ngộ độc một loại thuốc diệt chuột của Trung Quốc đã bị cấm.
Chỉ vài ngày sau Tết Nguyên đán, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị cho gần chục ca ngộ độc cồn công nghiệp methanol. Nguồn gốc của hóa chất cồn công nghiệp methanol đa dạng và người ngộ độc đều rất nặng, hôn mê, có tổn thương não, nồng độ cồn methanol trong máu rất cao. Đã có một trường hợp tử vong do ngộ độc cồn sát trùng.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, việc sử dụng rượu ngâm cần phải hết sức chú ý. Việc không tính toán được liều lượng dược liệu hoặc ngâm động vật nguyên con có thể gây ra ngộ độc, nguy hiểm tính mạng.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hiện đang điều trị cho một bệnh nhân nữ Phạm Thị Ch. (56 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) được chẩn đoán bị ngộ độc cần sa sau khi ăn nhầm bỏng ngô nghi có tẩm cần sa.
Trước thông tin Bệnh viện Bạch Mai thiếu thuốc giải độc, ảnh hưởng tới việc điều trị, Bộ Y tế cho biết đã làm việc với lãnh đạo bệnh viện để giải quyết vấn đề này.
Sau khi uống dung dịch màu hồng để trong tủ lạnh để giải khát, một bé trai 15 tuổi bị rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, hôn mê, suy hô hấp. Bé trai được chẩn đoán uống nhầm chất methadone được dùng trong chương trình kiểm soát bệnh nhân nghiện ma túy.
TS, BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc nặng, đã bị ngừng tim ở tuyến trước. Nguyên nhân ban đầu được xác định do độc tố trong cua mặt quỷ gây ra.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân đến cấp cứu do tự tử bằng hóa chất diệt chuột. Điều đáng nói là loại hóa chất này cực độc, đã bị cấm cách đây 20 năm và nay xuất hiện trở lại.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hiện đang tiếp nhận hai bệnh nhân nội trú và bốn bệnh nhân khác tới khám kiểm tra, đều bị ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum sau khi có dùng sản phẩm Pate Minh Chay. Trong đó có hai bệnh nhân cao tuổi rất nặng.
Bảy trường hợp nhiễm độc thiếc cấp tính đầu tiên tại Việt Nam đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đều có nồng độ thiếc trong cơ thể tăng gấp 40 lần, gặp biến chứng nguy hiểm về sức khỏe và đã có ca tử vong