Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Công: Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Công: Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ

Đ ể bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ và gia đình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Công đề xuất Nhà nước cần có một chính sách dành cho trẻ tự kỷ như quyền được tiếp cận giáo dục hòa nhập, quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên biệt, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức phân biệt đối xử, quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho gia đình…
Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Minh Quyết, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ tự kỷ tại gia đình.

Những sai lầm của cha mẹ khiến con tự kỷ chậm tiến bộ

Khi con được kết luận mắc rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ phải xác định tâm lý, đối mặt với sự thật này và phải thấy con mình có nhiều điểm đáng khích lệ, nhiều điều tích cực để có thể đồng hành cùng con trong chặng đường dài. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại khó chấp nhận thực tế này và chưa hiểu hết trong hành trình giúp con hòa nhập xã hội. 
Hoạt động phát triển cảm xúc cho trẻ tự kỷ của thạc sĩ Nguyễn Viết Hiền.

Cần chính sách đầy đủ, chuyên biệt

Trẻ tự kỷ, được công nhận là một dạng khuyết tật, nhưng hiện nay vẫn chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi và sự hỗ trợ cần thiết từ Nhà nước và cộng đồng. Hàng nghìn gia đình ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang thiếu cơ sở y tế và giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ. Nhiều phụ huynh không có điều kiện tài chính để đưa con đi can thiệp, dẫn đến tình trạng trẻ không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời trong giai đoạn “vàng” phát triển.
Một hoạt động dành cho trẻ tự kỷ được tổ chức bởi Thương & An.

Thương & An: Nơi nuôi hy vọng cho các gia đình có trẻ tự kỷ

Đối với các gia đình có con em mắc chứng tự kỷ, hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng hy vọng về một tương lai tốt đẹp cho con luôn đi kèm với nhiều thử thách. Xuất phát từ lý do này, dự án Thương & An ra đời nhằm tạo ra một nơi dành riêng cho trẻ tự kỷ, đem đến hy vọng, sự đồng hành và chia sẻ sâu sắc với gia đình các em.
Triển lãm “Chèo méo” trưng bày tác phẩm của nghệ sĩ tự kỷ.

Thế giới ấm áp trong tranh của trẻ tự kỷ

Bộ bài “Bí kíp hồn nhiên” bao gồm 50 thẻ bài in tranh vẽ nguyên bản của trẻ tự kỷ của doanh nghiệp xã hội Tòhe, cùng những thông điệp ngộ nghĩnh, chân thật, hồn nhiên về những quan sát thú vị của các em. Bộ bài là sản phẩm trong bộ sưu tập “Chèo méo”, cùng tên với triển lãm nghệ thuật diễn ra trong tháng 6 tại Hà Nội. Qua lăng kính, mỗi tác phẩm là một thế giới khác biệt lấp lánh niềm vui từ những điều nhỏ bé.
Nhiều năm qua, Lương Giang đã gieo hy vọng cho hàng trăm trẻ tự kỷ qua các dự án hội họa phi lợi nhuận để trẻ được học vẽ hoàn toàn miễn phí.

Tháng Tư hy vọng - nơi trẻ mắc chứng tự kỷ gửi gắm tài năng vào tranh vẽ

Sau nhiều năm dạy vẽ miễn phí cho trẻ tự kỷ tại Hà Nội, họa sĩ Lương Giang khẳng định rằng, trẻ mắc chứng tự kỷ có đầy đủ tiềm năng để phát triển và tỏa sáng. Vì thế, nữ họa sĩ đã dành trọn trái tim để tạo cơ hội cho các em nhỏ phát huy tiềm năng hội họa của mình. Và “Tháng Tư hy vọng” là một trong những triển lãm tranh đặc biệt mà nữ họa sĩ sẽ tổ chức trong tháng 4 này.
Ban tổ chức trao tặng tài liệu “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” cho cán bộ, giáo viên các trung tâm can thiệp. (Ảnh: NFVC)

Ra mắt tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ"

Tài liệu “Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho nhóm trẻ đặc biệt này tại gia đình. Các kiến thức được cung cấp dưới dạng nhiều tình huống thực tế đã hỗ trợ thành công, mang tính cầm tay chỉ việc, dễ khả thi. Đặc biệt, nhiều kiến thức và kỹ năng được minh họa bằng hình ảnh dễ hiểu.
Đại diện Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và nhóm tác giả giới thiệu sách (Ảnh: Mạnh Đức).

Ra mắt tài liệu hỗ trợ hình ảnh cho trẻ tự kỷ

Tài liệu “Hỗ trợ hình ảnh cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ” được các chuyên gia hàng đầu về tâm lý học, giáo dục đặc biệt, ngôn ngữ trị liệu biên soạn. Đây là công cụ hỗ trợ cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ tự kỷ tiếp cận một cách dễ dàng, ghi nhớ tốt hơn, và có thể thực hành hiệu quả với các em. 

Tác phẩm “Dòng chảy” của Minh Đức (1994).

“Chạm” đến trẻ tự kỷ bằng nghệ thuật

Hưởng ứng ngày 2-4, Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (World Autism Awareness Day), doanh nghiệp xã hội Tohe tổ chức triển lãm mang tên “Thế giới song song” nhằm mục đích chia sẻ câu chuyện, tác phẩm của trẻ tự kỷ đến cộng đồng. Triển lãm được tổ chức tại Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).