Theo chương trình dự kiến, tại đợt 2 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ cho ý kiến 13 dự luật, trong đó có dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại dự luật, Chính phủ đề xuất 2 phương án: giữ nguyên tỷ lệ thuế suất hiện hành 75% và cộng 2.000 đồng/bao cho phương án 1, cộng 5.000 đồng/bao cho phương án 2, sau đó tiếp tục tăng hằng năm, hướng đến mục tiêu tăng thuế tuyệt đối tới 10.000 đồng/bao vào năm 2030.
Đến nay, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Mặt khác tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới đang tăng trong giới trẻ.
Những năm gần đây, tình trạng mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử thế hệ mới và thuốc lá điện tử có pha tẩm ma túy trên thế giới và ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Đối tượng bị tác động, lôi kéo sử dụng chủ yếu là giới trẻ.
Kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, việc quản lý chặt các hình ảnh sử dụng thuốc lá và các dụng cụ liên quan tới thuốc lá là cần thiết và hiệu quả trong việc hạn chế gia tăng tỷ lệ hút thuốc trong giới trẻ.
Việt Nam, giống như các nước ASEAN khác, đang phải đối mặt với vấn đề gia tăng sử dụng các loại thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) nhất là trong giới trẻ. Chính sách cấm là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này và tránh lặp lại sai lầm khi để nạn dịch thuốc lá gia tăng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khói thuốc chứa khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư, là nguyên nhân gây ra tám triệu ca tử vong/năm trên thế giới và 100.000 ca tử vong/năm tại Việt Nam.
Mặc dù tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động đã giảm đáng kể trong thời gian qua, nhưng hút thuốc lá thụ động vẫn đang là nguyên nhân gây ra khoảng 18.800 ca tử vong.
Việt Nam hiện vẫn là một trong 15 quốc gia có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới và cũng là nước có mức thuế thuốc lá nằm trong nhóm 15 nước thấp nhất. Một trong những giải pháp quan trọng để giảm tỷ lệ người hút thuốc là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá. Đây cũng là giải pháp để bảo vệ sức khỏe của người dân về lâu dài.
Sáng 22/10, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; cán bộ, công chức, viên chức thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố.
Ngày 18/10, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề “Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030”.
Tại phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" diễn ra mới đây, khi phát biểu về vấn đề "Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường" Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho rằng cần sự tham gia tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành trong việc ngăn chặn những tác hại của thuốc lá đối với giới trẻ.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá hướng đến mục tiêu hạn chế tiêu dùng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu tăng thuế quá nhanh, vô hình trung lại kích thích thuốc lá lậu bùng phát, gây nhiều hệ lụy xấu cho nền kinh tế. Do đó, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ cân nhắc mức tăng thuế thuốc lá một cách phù hợp, tránh gây sốc, đồng thời sử dụng tổng hợp các biện pháp để hạn chế tiêu dùng thuốc lá, thay vì chỉ dựa vào công cụ kinh tế thông qua tăng thuế.
Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết vừa phối hợp các cơ quan truyền thông đại chúng phát phát các TV Spot về tác hại của thuốc lá và các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Trong những năm qua, với sự ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ, sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, nỗ lực của Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương công tác phòng chống tác hại thuốc lá đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Ngày 3/10, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo Thông tin báo chí về tăng cường năng lực triển khai thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá và Điều 5.3 Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam.
Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai năm 2024 diễn ra sôi nổi với sự tham gia của 306 đại biểu là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc.
Ngày 24/9 Quỹ VinFuture phối hợp Trường đại học Y tế công cộng tổ chức hội thảo InnovaConnect với chủ đề “Phòng chống tác hại của thuốc lá mới: Bằng chứng khoa học và kinh nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới” với sự tham gia của đông đảo chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.
Các đội trải qua 3 phần thi, xoay quanh các nội dung về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; tác hại của thuốc lá với sức khỏe bản thân và người chung quanh.
Nhiều năm trở lại đây, các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng xuất hiện trôi nổi tại Việt Nam; sử dụng hương liệu, nguyên liệu, hóa chất, đe dọa những nỗ lực phòng chống tác hại của thuốc lá ở nước ta.
Những năm qua, công tác chống buôn lậu thuốc lá đạt nhiều kết quả tích cực nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Chính phủ cùng sự vào cuộc của các ban, bộ, ngành và địa phương. Nhiều vụ vận chuyển, buôn bán thuốc lá nhập lậu số lượng lớn đã bị phát hiện, xử lý. Song với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, các đối tượng buôn lậu vẫn tìm mọi cách, lợi dụng các kẽ hở để đưa thuốc lá lậu vào tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng thuốc lá là chính sách đúng đắn nhằm điều tiết hành vi người dùng, tăng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có lộ trình triển khai phù hợp, không nên tăng đột ngột thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá nhằm tránh những tác động tiêu cực.
Thế giới có khoảng 37 triệu trẻ em, từ 13 đến 15 tuổi, hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các chính phủ nhanh chóng hành động để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.
Thái Lan tuyên bố đẩy mạnh các biện pháp kiên quyết để ngăn chặn việc sử dụng thuốc lá điện bất hợp pháp, trong bối cảnh các nhà sản xuất mặt hàng này đang ngày càng nhắm tới nhóm khách hàng là trẻ em, khiến sức khỏe của giới trẻ đứng trước nhiều mối nguy hiểm.
Tổ chức Y tế thế giới chọn thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm 2024, vì có mối liên quan rõ ràng giữa việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong giới trẻ với việc tiếp cận giới trẻ thông qua quảng cáo, tiếp thị và việc sử dụng lao động trẻ em trong việc mua bán, trồng cây thuốc lá.
Theo Bộ Y tế, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Gia tăng trẻ em sử dụng thuốc lá, đặc biệt thuốc lá điện tử sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe cho thế hệ trẻ.
Ngày 14/5, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, đơn vị đang phối hợp cơ quan công an xử lý một trường hợp chở 10.000 bao thuốc lá nhập lậu đi ngang địa bàn tỉnh Tiền Giang.