Trả lời phỏng vấn báo chí về Đoàn Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tham dự COP28, tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam sẽ công bố sáng kiến, cam kết mới về ứng phó biến đổi khí hậu tại COP28. Báo Nhân Dân xin giới thiệu tới bạn đọc nội dung bài phỏng vấn.
Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WFN) cảnh báo, các cuộc đàm phán trước thềm Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đang “thiếu xung lực một cách đáng lo ngại”. Mức độ thường xuyên và kéo dài của các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng cho thấy thế giới đang tiến gần hơn thảm họa không thể đảo ngược do biến đổi khí hậu.
Trong bài thuyết trình tại diễn đàn năng lượng toàn cầu CERAWeek ở thành phố Houston, bang Texas (Mỹ) mới đây, Chủ tịch COP28 UAE Sultan Al Jaber đã nhấn mạnh vai trò cốt lõi của ngành dầu khí trong việc giải quyết các thách thức khí hậu.
Dự báo, xu thế xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 11-20/2 tiếp tục tăng. Các đợt xâm nhập mặn gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh tập trung trong tháng 2 và 3/2023.
Nội dung liên quan quỹ bồi thường "tổn thất và thiệt hại" không nằm trong chương trình nghị sự chính thức ban đầu, song nỗ lực của các nước đang phát triển đã biến đây thành chủ đề được quan tâm nhất tại COP27.
Chủ tịch COP26 nhấn mạnh hội nghị COP27 vẫn chưa thể tiến tới văn kiện cuối cùng, với những nội dung cân bằng và tham vọng về việc giảm nhẹ, thích ứng, hỗ trợ tài chính liên quan biến đổi khí hậu.
Đức là một trong số các quốc gia đóng góp tích cực cho quỹ khí hậu quốc tế. Năm ngoái, Đức đã tăng đóng góp cho quỹ thêm 50 triệu euro, nâng tổng mức đóng góp của nước này lên 440 triệu euro.
Ai Cập và EU sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được tầm nhìn chiến lược chung về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bên cạnh việc đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/11 khẳng định sẽ dành hơn 1 tỷ USD tài trợ khí hậu để giúp các quốc gia ở châu Phi tăng cường khả năng chống chịu trước tác động ngày càng tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ngày 14/11, Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) được tổ chức tại thành phố Sharm el-Sheikh (Ai Cập) đã bước sang tuần làm việc cuối.
Ai Cập đã khởi động sáng kiến quốc tế "Hành động về nước, Thích ứng và Khả năng chống chịu" (AWARe) nhằm thúc đẩy các hành động thích ứng và cải thiện nguồn cấp nước trên toàn cầu.
Đức tuyên bố sẽ cung cấp 170 triệu euro (172 triệu USD) cho sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” nhằm giúp các nước có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có thể phục hồi sau những thảm họa thiên nhiên.
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry, chủ nhà đồng thời là Chủ tịch Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) hối thúc hội nghị đạt một thỏa thuận "toàn diện và có ý nghĩa" khi bế mạc ngày 18/11 tới đây.
Tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở thành phố Sharm El-Sheikh, nước chủ nhà Ai Cập và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã khởi động sáng kiến Chuyển đổi bền vững các hệ thống nông nghiệp và lương thực (FAST) của Ai Cập.
Ngày 11/11, phiên họp với chủ đề “Ngày khử carbon” thuộc Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, đã kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm lượng khí phát thải, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất thép, dầu mỏ, khí đốt và phân bón.
Ngày 11/11, các nước chiếm hơn một nửa nền kinh tế thế giới đã đề ra các bước cụ thể mà họ sẽ thực hiện nhằm đẩy nhanh việc giảm khí thải trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
Trong khuôn khổ tham gia Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, ngày 8/11, đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã tham dự sự kiện do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức với chủ đề đẩy mạnh hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở Ai Cập, ngày 7/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) tiếp tục cảnh báo về tình trạng khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi xây dựng một hiệp ước lịch sử giữa các nước phát triển và đang phát triển về ứng phó biến đổi khí hậu. Trong khi đó, một số cam kết, thỏa thuận mới đã được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị.
Các nước đang phát triển và mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ cần khoản đầu tư khoảng 2.000 tỷ USD/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
Ngày 7/11, tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), các nhà lãnh đạo từ gần 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã ra mắt Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán. Liên minh được thành lập theo đề xuất của Senegal và Tây Ban Nha.
Các đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã nhất trí đưa vấn đề tài chính khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu vào chương trình nghị sự. Việc hội nghị lớn nhất về khí hậu lần đầu thảo luận vấn đề về bù đắp tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu được kỳ vọng mở đường cho các thỏa thuận hỗ trợ tài chính hiệu quả, giúp việc tiếp cận các nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu một cách công bằng và minh bạch hơn.
Ngày 7/11, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry nhằm thảo luận về hợp tác thực hiện các cam kết về khí hậu cũng như quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.
Theo đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc, lượng khí CO2 mà nước này phát thải trên một đơn vị GDP vào năm 2021 thấp hơn 3,8% so với năm 2020 và 50,8% so với năm 2005.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định chuyển đổi năng lượng là yếu tố then chốt để Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.
Hôm nay 6/11, Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) khai mạc tại Ai Cập. Hội nghị là cơ hội để thế giới biến cam kết thành hành động cụ thể thông qua việc hiện thực hóa các mục tiêu tài chính chống biến đổi khí hậu.
Nhà chức trách Ai Cập đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), dự kiến diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh từ ngày 6-18/11, trong đó vấn đề an ninh nhằm bảo đảm an toàn cho sự kiện được đặc biệt chú trọng.
Kế hoạch của các quốc gia đưa ra tại hội nghị COP27 sẽ phác thảo các quy định, tiêu chuẩn và mức đầu tư để giảm khí methane và cách thức tiến hành để các chiến lược đó phù hợp mục tiêu.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 2/11 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và cộng đồng quốc tế thực hiện các cam kết được đưa ra trước đó để chống biến đổi khí hậu, trước thềm Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), dự kiến diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6-18/11.