Theo Bộ Tài chính Mỹ, năm tài chính 2024 đánh dấu mức thâm hụt cao thứ ba trong lịch sử “Xứ cờ hoa", chỉ sau hai năm 2021 và 2020 trong khi trả lãi cho nợ công tăng gần 30%.
Mặt trận công đoàn các trường đại học quốc gia Argentina tuyên bố tiến hành đình công ngay sau khi Hạ viện nước này bỏ phiếu thông qua quyền phủ quyết của Tổng thống Javier Milei đối với luật hỗ trợ tài chính cho các trường đại học công lập. Tuyên bố tiếp tục cho thấy sự phản đối của người dân đối với chính sách "thắt lưng buộc bụng" mà Chính phủ Tổng thống Milei theo đuổi nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Mỹ Latin chìm vào suy thoái.
Tân Thủ tướng Michel Barnier và chính phủ mới của Pháp đang đối mặt một loạt thách thức, mà nổi cộm trong đó là sự chia rẽ về chính trị và khó khăn tài chính. Là một chính trị gia kỳ cựu với kinh nghiệm dạn dày trên chính trường Pháp và châu Âu, ông Michel Barnier được lãnh đạo các nước châu Âu tin tưởng rằng sẽ lèo lái nước Pháp bước qua giai đoạn sóng gió này.
Cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng qua với phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng đối với nền kinh tế Israel. Giới phân tích cho rằng, nếu không sớm chấm dứt những căng thẳng hiện nay, kinh tế Israel sẽ tiếp tục chao đảo và đứng trước nguy cơ chệch hướng tăng trưởng.
Thời gian gần đây, hàng loạt nền kinh tế lớn đối mặt mức thâm hụt ngân sách khổng lồ. Tình trạng mất cân bằng ngân sách không chỉ tác động tiêu cực cuộc chiến chống lạm phát, kìm hãm đà tăng trưởng của các nước, mà còn kéo theo nhiều rủi ro cho nền kinh tế thế giới.
Chính phủ Pháp vừa tung ra gói biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mới nhằm kiềm chế thâm hụt ngân sách. Đây được xem là bước đi cần thiết để Paris hiện thực hóa mục tiêu cân bằng ngân sách, ổn định nền kinh tế.
Đông đảo người dân Argentina đã hưởng ứng cuộc tổng đình công trên toàn quốc do Tổng liên đoàn lao động (CGT) phát động nhằm phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ Tổng thống Javier Milei. Cuộc đình công diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba khu vực Mỹ Latin rơi vào khủng hoảng trầm trọng với tăng trưởng và dự trữ ngoại tệ đều ở mức âm, trong khi lạm phát tăng kỷ lục.
Tổng thống Argentina Javier Milei đã kêu gọi Quốc hội nước này thông qua gói chính sách cải tổ kinh tế vĩ mô do Chính phủ đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển, kiềm chế siêu lạm phát, giải quyết tình trạng nghèo đói gia tăng và tăng dự trữ ngoại tệ.
Nền kinh tế Italia rơi vào tình cảnh đáng lo ngại khi chứng kiến sự sụt giảm ở nhiều ngành kinh tế quan trọng, dự báo còn kéo dài đến hết năm 2023, trong bối cảnh ngân sách Italia đang rất eo hẹp.
Bộ Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/3 cho biết, ngân sách trung ương của nước này thâm hụt 170,56 tỷ lira (tương đương 8,99 tỷ USD) trong tháng 2, cho thấy tác động của thảm họa động đất tàn phá khu vực đông nam đất nước.
Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết, trong trường hợp các nước áp giá trần với dầu mỏ Nga, Nga có thể hạn chế sản xuất dầu mỏ và sẽ tập trung điều hướng xuất khẩu dầu sang các nước khác.
Dữ liệu của Chính phủ Mỹ công bố ngày 21/10 cho thấy thâm hụt ngân sách của nước này trong tài khóa 2022 (kết thúc ngày 30/9 vừa qua) đã giảm 50%, xuống còn 1.380 tỷ USD, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 và khi các chương trình hỗ trợ kết thúc.
Ngày 15/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Chính phủ Tunisia đã đạt được thỏa thuận nhằm giải ngân khoản vay 1,9 tỷ USD, trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi này phải đối mặt với những thách thức kinh tế và chính trị nghiêm trọng.
Tính đến ngày 3/10, chính phủ Mỹ nợ hơn 31.123 tỷ USD. Đây là thông tin xấu đối với nền kinh tế đầu tàu thế giới vốn đã mong manh khi đang phải đương đầu với lạm phát phi mã.
Cơn bão lạm phát tiếp tục diễn ra nghiêm trọng tại các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á và đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của khu vực này.
Ngày 23/8, Nhà trắng đã điều chỉnh dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2022 xuống còn 1,032 nghìn tỷ USD, giảm 383 tỷ USD so với dự báo hồi tháng 3. Tài khóa 2022 kết thúc vào ngày 30/9/2022.
Thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong tài khóa 2021 là 2.800 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử và chỉ thấp hơn 360 tỷ USD so với tài khóa trước đó.
Ngày 29-5, Bộ trưởng Ngân sách công Pháp Olivier Dussopt cho biết, thâm hụt ngân sách của Pháp năm 2021 sẽ tăng lên 220 tỷ euro, tăng gần 47 tỷ so với dự kiến.