Một chương trình tư vấn tâm lý cho học sinh Trường THPT Marie Curie, Quận 3. (Ảnh CTV)

Đầu tư cho công tác tư vấn tâm lý học đường

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 700 trường phổ thông thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường với hơn 10.000 giáo viên, nhân viên được phân công hỗ trợ học sinh. Không thụ động ngồi đợi học trò "gõ cửa", nhiều trường đã tổ chức hàng loạt hoạt động thú vị để thu hút sự quan tâm của các em đối với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Giờ học tại thư viện của học sinh Trường phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở Thiện Hòa (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn).

Quan tâm hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học

Thời gian qua, không ít học sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, như: bị bạo lực, xâm hại, bắt nạt, thiếu kỹ năng sống… cho nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập và cuộc sống. Vì vậy, các địa phương, cơ sở giáo dục cần tăng cường hoạt động công tác xã hội, tư vấn tâm lý trong trường học cho học sinh.
Buổi tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của 21 nghìn cán bộ, giáo viên ở 63 tỉnh, thành phố.

21 nghìn cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn tư vấn tâm lý và công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục

Ngày 8/6, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu và bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục.
Cô Phan Thị Thục Hạnh cùng các em học sinh trong Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường trung học cơ sở Phương Mai.

Cô giáo kiến tạo “Ngôi trường hạnh phúc”

Học sinh trung học phổ thông thường có những diễn biến phức tạp về tâm, sinh lý. Để các em gắn bó với trường lớp, luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, cô Phan Thị Thục Hạnh, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Phương Mai (quận Đống Đa) đã cùng các giáo viên triển khai xây dựng “Ngôi trường hạnh phúc”. Mô hình này đã giúp nhiều em học sinh tháo gỡ những biến động tâm lý của tuổi mới lớn.