Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí vốn ngân sách địa phương và bố trí đủ vốn đối ứng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 theo quy định, đặc biệt là 5 tỉnh có tỷ lệ vốn đối ứng thấp là Lào Cai, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Long An.
Công trình trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu nơi làm việc và công tác giải quyết các loại án. Đây còn là phương án kiến trúc mẫu chung để áp dụng xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với các đơn vị chưa xây dựng.
Dù đã nỗ lực triển khai nhiều công trình, dự án song điểm lại kết quả giải ngân đầu tư công trong 5 tháng đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên thẳng thắn thừa nhận: Chưa đạt yêu cầu; còn quá nhiều danh mục dự án đã được ghi kế hoạch vốn năm 2024 vẫn chưa thể giải ngân.
Theo ước tính, các bộ, ngành, địa phương có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tốt có thể thiếu hơn 100 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công vào thời điểm cuối năm, trong khi một số nơi không “tiêu hết” vốn được giao theo kế hoạch. Do đó, công tác điều chuyển vốn trở nên rất quan trọng.
Những tháng đầu năm 2024, công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Do vậy, thành phố đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tiến độ và bảo đảm đạt kế hoạch năm nay.
Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, lãnh đạo tỉnh Bình Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị có phương án huy động nguồn lực, bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, đẩy nhanh thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn nhằm đạt hiệu quả trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Trong số vốn hơn 63 nghìn tỷ đồng tăng thu của năm 2022 đã được đưa vào nguồn dự phòng chung trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, còn hơn 30 nghìn tỷ đồng chưa được phân bổ do Chính phủ chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Đại biểu Quốc hội đề xuất cho phép Chính phủ sử dụng nguồn vốn này ngay trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thiện thủ tục đầu tư để kịp thời đưa vào phát triển kinh tế-xã hội.
Ngày 4/1, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có công văn gửi các cơ quan thông tấn, báo, đài về việc công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết cùng bạn đọc.
Liên quan đến vấn đề nâng tỷ lệ vốn Nhà nước cho các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị nâng tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án PPP đường cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh lên 70% và dự án đường ven biển Thái Bình lên 80%.
Đề xuất của Chính phủ về việc thí điểm trộn ba chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình) về nguồn vốn nhận được sự quan tâm của dư luận vì cơ chế này nếu được Quốc hội thông qua sẽ có tác dụng tháo gỡ những điểm nghẽn lớn đang cản trở hoạt động đầu tư.
NDO - Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình vừa tổ chức hội nghị Sơ kết 3 năm (2021-2023) và đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Theo nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã giải quyết được các vấn đề vướng mắc do chính các quy định pháp luật chưa phù hợp thực tế. Các đại biểu đề xuất, phần góp vốn ngân sách Nhà nước trong các dự án theo phương thức đối tác công-tư (PPP) có thể tăng tỷ lệ lên tối đa 70% là phù hợp thực tiễn...
Chiều 26/10, Đoàn giám sát thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội do ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Hậu Giang.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/7/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhanh việc giải phóng mặt bằng, ưu tiên đẩy nhanh tốc độ hoàn thành một số công trình quan trọng, bố trí vốn ngân sách cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, chiến lược; cảng biển và dịch vụ cảng biển; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế. Tỉnh tập trung cơ cấu lại đầu tư công, bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, có sức lan tỏa, dẫn dắt các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh.
Xác định công tác đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp trọng tâm để bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng, thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã triển khai các giải pháp quyết liệt, khắc phục các bất cập, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1513/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1198/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.