Ngày 10/6, Maybank Research Pte Ltd dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của sáu quốc gia thành viên ASEAN - bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - ước đạt 4,5%- 4,7% vào năm 2024 và 2025, từ mức 4,0% của năm 2023.
Nền kinh tế Malaysia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý I/2024, nhờ sự gia tăng chi tiêu hộ gia đình và xuất khẩu tăng, mặc dù giới phân tích dự báo rằng sự phục hồi có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do áp lực giá cả sẽ tăng lên.
Việc nối lại hoạt động mua sắm và đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực xây dựng trong 3 tháng đầu năm 2024 đã kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Israel, sau khi tốc độ tăng trưởng bị ảnh hưởng hồi cuối năm ngoái khi nổ ra xung đột ở Dải Gaza.
Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên bố sẽ cắt giảm hàng chục nghìn lao động thuộc khu vực nhà nước vào cuối tháng này nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Chính phủ Argentina đẩy mạnh triển khai chính sách “thắt lưng buộc bụng”, trong bối cảnh tình trạng lạm phát cao tác động mạnh đến tiêu dùng trong nước và nền kinh tế Argentina rơi vào quỹ đạo suy thoái.
Theo dữ liệu sơ bộ công bố ngày 31/1, lạm phát đã giảm ở 6 bang quan trọng về kinh tế của Đức trong tháng 1, cho thấy lạm phát ở quốc gia này đang tiếp tục quỹ đạo đi xuống, đồng thời làm tăng hy vọng về đà giảm lạm phát ở khu vực đồng euro.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Lào ở mức 4% trong năm tới, với hai động lực tăng trưởng chính là xuất khẩu và du lịch, tuy nhiên yếu tố lạm phát vẫn là vấn đề thách thức nền kinh tế nước này.
Các tổ chức quốc tế đưa ra dự báo đầy tươi sáng về việc lạm phát hạ nhiệt ở một loạt nền kinh tế trên thế giới, từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ. Tín hiệu tích cực này cho thấy các biện pháp đối phó của chính phủ các nước thời gian qua bắt đầu mang lại hiệu quả.
Điện Elysee thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã kêu gọi "chấm dứt nhanh chóng khoảng trống chính trị thể chế" ở Liban.
Argentina và Brazil - hai trong số các nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latin, đang đau đầu với tình trạng lạm phát gia tăng. Giá cả leo thang trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến bức tranh kinh tế hai quốc gia Nam Mỹ bao phủ nhiều màu xám.
Ngày 3/4, Nghiệp đoàn Giáo dục quốc gia (NEU) - tổ chức công đoàn lớn nhất trong ngành giáo dục tại Anh - cho biết, các giáo viên đã bác bỏ đề xuất của chính phủ nước này về tiền lương, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục đình công.
Theo TTXVN, trang tin Moderndiplomacy.eu có trụ sở tại châu Âu vừa đăng bài phân tích của Giáo sư Pankaj Jha, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và an ninh (Đại học toàn cầu Jindal, Ấn Độ) về “Thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam sau đại dịch Covid-19”.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tại Argentina tăng tới 102,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nhóm mặt hàng có mức tăng giá cao nhất là thực phẩm và đồ uống.
Theo IMF, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 sẽ giảm xuống 2,7% do lãi suất tăng, làm chậm đà tăng trưởng nền kinh tế Mỹ, trong khi châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng.
Trong dự báo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về triển vọng của nền kinh tế thế giới, các nước châu Âu được cảnh báo đối mặt tương lai ảm đạm, bởi một số nền kinh tế lớn ở khu vực đang bên bờ vực suy thoái. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đau đầu với bài toán cân đối các mục tiêu kiềm chế lạm phát và hạn chế rủi ro đe dọa tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu (EU).
Lạm phát gia tăng và chi phí năng lượng tăng cao đã khiến tâm lý người tiêu dùng Đức giảm mạnh và không có dấu hiệu nào cho thấy lạm phát sẽ sớm được phục hồi.
Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Pháp là quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất ở Liên minh châu Âu (EU) trong tháng 8/2022 với 6,6%, tiếp theo là Malta (7%) và Phần Lan (7,9%).
Theo 1 nghiên cứu của Tổng Liên đoàn nghệ nhân Italia (CGIA), được công bố ngày 11/9, các hộ gia đình và doanh nghiệp Italia đang phải chi thêm 82,6 tỷ euro (83,8 tỷ USD) do giá điện và khí đốt tăng cao.
Ngày 15/8, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đã hối thúc các chính phủ và các nhà tài trợ gạt quan điểm chính trị sang 1 bên đối với chính quyền Taliban và nối lại viện trợ đến các cơ quan của Afghanistan nhằm giải quyết tình hình nhân đạo tại đây.
Số liệu chính thức công bố ngày 1/8 cho thấy, tỷ lệ lạm phát trong tháng 7 của Indonesia tăng lên 4,94%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2015, phản ánh mức tăng giá thực phẩm, nhiên liệu và giá điện.
Bộ Kinh tế Italia ngày 31/7 cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý II/2022 đã tăng lên cao hơn mức trung bình năm 2019, bù đắp được sự sụt giảm do đại dịch Covid-19, sau khi đạt mức tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định, cuộc xung đột tại Ukraine đã gây thêm sức ép lên giá cả hàng hóa, năng lượng và tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt hơn dự báo.
Ngày 12/7, Công ty phát triển nhà ở của Thái Lan-Frasers Property Home nhận định, thị trường bất động sản của Thái Lan trong nửa cuối năm 2022 sẽ tiếp tục bị tác động bởi các yếu tố lạm phát, chi phí phát triển cao và lãi suất tăng. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp nhu cầu nhà ở của người dân.