Kết quả nghiên cứu của CGIA cho biết, nghiên cứu trên không tính đến các gói hỗ trợ trước đó của chính phủ đối với nền kinh tế, vốn đã phân bổ khoảng 52 tỷ euro để chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng.
CGIA cũng nói rằng để đối phó với chi phí năng lượng ngày càng tăng, về mặt lý thuyết, chính phủ nên thông qua gói cứu trợ trị giá 82,6 tỷ euro.
Nghiên cứu chỉ rõ: "Con số tổn thất này sẽ giảm với việc ban hành một sắc lệnh mới vào tuần tới, tuy nhiên, sẽ chỉ phân bổ từ 12 đến 13 tỷ euro. Với tình hình nghiêm trọng hiện nay, CGIA tin rằng chính phủ nên thông qua việc tăng ngân sách mới từ 15 lên 20 tỷ euro".
Ngày 8/9, chính phủ Italia tuyên bố, gói trợ giúp kinh tế mới cho người dân và các doanh nghiệp nước này sẽ bao gồm ít nhất 6,2 tỷ euro (6,2 tỷ USD) cho các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.
Trước đó, Hiệp hội doanh nghiệp Confartigianato, đại diện cho các nghệ nhân và tiểu thương, cho biết giá năng lượng tăng cao là mối đe dọa đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, hiện sử dụng hơn 3,5 triệu người lao động.
Sau khi phân tích tác động của việc tăng mạnh giá khí đốt và điện đối với 43 ngành sản xuất, Chủ tịch của Confartigianato, ông Marco Granelli cho biết có nguy cơ xảy ra một cuộc "thảm sát" các doanh nghiệp. Khu vực có nguy cơ cao nhất là Lombardy, với 139 nghìn doanh nghiệp sử dụng 751 nghìn người đang bị đe dọa.
Trong 1 báo cáo thường niên được công bố cùng ngày, Tập đoàn bán lẻ Coop của Italia cho biết, khoảng 1/3 số người Italia có thể không thể thanh toán hóa đơn điện nước vào dịp Lễ Giáng sinh năm nay do giá năng lượng tăng cao.
Châu Âu hiện đang phải đối mặt với sự gia tăng chưa từng có về giá năng lượng và lạm phát, do hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine và các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt đối với Moskva.
Số liệu sơ bộ của Cơ quan Thống kê quốc gia Italia (Istat) cho thấy tỷ lệ lạm phát trong tháng 8/2022 của nước này lên tới 8,4%, mức tăng cao nhất nhất kể từ tháng 12/1985, chủ yếu do giá năng lượng cùng tháng tăng 44,9%.