Thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, Hậu Giang đã triển khai các mô hình thí điểm, bước đầu đạt được nhiều tín hiệu tích cực.
Ngày 25/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao”.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 8364/NHNN-TD hướng dẫn một số nội dung để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long tổ chức triển khai thực hiện Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Theo đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, bên cạnh nâng cao chất lượng, sản lượng lúa và giảm lượng phát thải khí nhà kính, tất cả rơm rạ tại các vùng chuyên canh lúa được thu gom khỏi đồng ruộng để chế biến, tái sử dụng.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai mô hình thí điểm thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án). Những kết quả đạt được bước đầu rất khả quan cho thấy triển vọng nhân rộng ra toàn vùng.
Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023 luôn ở mức cao nhất thế giới, nhiều thời điểm giữ mức hơn 650 USD/tấn. Dự kiến giá gạo toàn cầu sẽ không hạ nhiệt trước năm 2025 do hiện tượng thời tiết El Nino ảnh hưởng đến sản lượng lúa, trong khi một số quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo. Đây là cơ hội lớn để ngành lúa gạo chuyển mình, vươn lên nắm giữ vai trò chi phối thị trường thế giới cả về sản lượng, chất lượng và giá trị.
Tối 12/12, tại Quảng trường Hòa Bình, thành phố Vị Thanh diễn ra lễ khai mạc Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, với chủ đề: “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam”.
Theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 47 triệu tấn rơm rạ được tạo ra từ sản xuất lúa nhưng mới khoảng 30% được thu gom và sử dụng với mục đích làm nấm rơm, thức ăn chăn nuôi, đệm lót…
Việc ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất những chính sách hợp lý, cũng như ban hành quy trình, sổ tay hướng dẫn quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn và phát thải thấp tại đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết.
Trong bối cảnh khí hậu đang thay đổi, thị trường đang thay đổi, cách lựa chọn của người tiêu dùng cũng đang thay đổi đòi hỏi chúng ta cũng phải thay đổi để tạo ra các giá trị mới phù hợp với xu thế của thời đại. Với những nỗ lực phối hợp của khu vực công và tư Việt Nam kỳ vọng có thể vượt qua những thách thức để trở thành một nền kinh tế mới nổi và thực sự đi đầu về tính bền vững trong nông nghiệp thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, phát thải thấp.