Bài 3: Phân quyền khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai
Hà Nội có nhiều lợi thế về nguồn lực đất đai, nhưng quá trình thực hiện chính sách đất đai ở Hà Nội cũng bộc lộ không ít bất cập. Việc chính sách chưa theo kịp thực tiễn trong nhiều năm qua đã khiến cho thành phố gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn trong quản lý đất đai, làm hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội để Hà Nội có được cơ chế, chính sách phù hợp, đủ mạnh để tạo động lực cho phát triển.
Đổi mới sáng tạo được thực hiện chủ yếu bởi doanh nghiệp, doanh nhân, thông qua hoạt động nghiên cứu, phát triển, làm mới sản phẩm, thay đổi quy trình, công nghệ hoặc mô hình sản xuất, kinh doanh; từ đó tạo ra nhiều lợi ích, đóng góp cho xã hội những giá trị cao hơn. Muốn vậy, doanh nghiệp cần được kết nối chặt chẽ với các thành tố khác của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Việt Nam là quốc gia đang nổi, trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của khu vực Ðông Nam Á. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh được xem là "cái nôi" về đổi mới sáng tạo của cả nước khi chiếm tới 50% số lượng startup (doanh nghiệp khởi nghiệp), 40% cơ sở ươm tạo... cả nước.
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung hoặc tăng thêm chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để khuyến khích và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn chưa thật sự là động lực và nền tảng cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Một nguyên nhân là, nhiều quy định trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn bất cập, chậm được tháo gỡ. Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, cơ quan, liên quan rà soát, xây dựng các chính sách đặc thù nhằm đổi mới mạnh mẽ, thúc đẩy khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh chọn chủ đề “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98 của Quốc hội”. Đây sẽ là các nội dung, động lực quan trọng để thành phố tăng tốc phát triển, vượt chướng ngại vật để về đích trong những năm cuối của nhiệm kỳ 2020-2025.
Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vừa tổ chức lễ tôn vinh và trao giải thưởng “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ tư năm 2023. Đây là giải thưởng thường niên và chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2020, do Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, Sở Công thương thành phố cùng Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức thực hiện nhằm ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp có thành quả xây dựng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ ấn tượng, gắn với sự nhận diện về Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 21/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Thường trực tại miền nam Tạp chí Cộng sản, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế-Luật phối hợp đồng tổ chức Hội thảo “Bàn giải pháp phát triển Thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn của đất nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Sau gần 40 năm đổi mới, từ thực tiễn sinh động và sáng tạo, thành phố đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhận thức về vai trò quan trọng của văn hóa, từ năm 1943 đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng về văn hóa, xã hội và phát triển con người Việt Nam.
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tổ chức đánh giá giữa nhiệm kỳ việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đồng chí NGUYỄN HỒ HẢI, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về những kết quả đạt được trong hơn hai năm qua, cũng như những giải pháp cần thiết để thành phố hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong nhiệm kỳ.
Thời gian qua, kinh tế số trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng kinh tế ổn định. Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng và đạt được các mục tiêu đầy tham vọng, thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường liên kết vùng để lan tỏa rộng rãi và thúc đẩy sự phát triển kinh tế số của vùng.
Phải khẳng định rằng, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố then chốt, là điều kiện tiên quyết để thành phố thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội.
Kết luận 49-KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 98/2023/QH15 (ngày 24/6/2023) của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh vừa mở ra cơ hội nhưng cũng là thách thức để chính quyền thành phố đầu tư xây dựng 220 km đường sắt đô thị, tạo ra một phương diện giao thông mới cho thành phố hiện đại…
Ngày 20/7, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức Hội thi thiết kế sản phẩm đồ họa thông tin tuyên truyền Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội với Chủ đề “Cam kết-Đổi mới-Hành động”.