Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (năm 2014) đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đồng thời tạo nền móng vững chắc về văn hóa để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với thế giới.
Sau thành công của Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ nhất, Tạp chí Người Hà Nội tiếp tục phát động Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ II với chủ đề “Hà Nội - Chuyện làng, chuyện phố”.
Triển lãm "Xuống phố 4" sẽ đánh dấu mốc kỷ niệm 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương dấn thân vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh "Xuống phố" chỉ vẽ về Hà Nội.
Hà Nội vừa có thêm một sản phẩm du lịch đêm mới là vở diễn thực cảnh "Chuyện phố Hàng". Trong khoảng một giờ đồng hồ, khách du lịch vừa được xem vở diễn tái hiện cuộc sống một gia đình người Hà Nội làm nghề thuốc nam, thưởng thức âm nhạc, trà sen và tìm hiểu lối sống người Hà Nội xưa ngay tại Ngôi nhà Di sản, số 87 phố Mã Mây.
70 năm kể từ ngày giải phóng (10/10/1954), Hà Nội chứng kiến bao đổi thay, phát triển trong văn hóa và lối sống của người Hà Nội. Dẫu có như vậy, trong cuộc sống hằng ngày, từ lắng sâu tâm hồn, ta vẫn nhận ra nét đẹp của người Hà Nội, để ta tin rằng, nét đẹp ấy sẽ mãi đi cùng năm tháng.
Với mong muốn góp nhặt, lưu giữ những dấu ấn về Hà Nội, Cuộc thi viết "Hà Nội & Tôi" do Tạp chí Người Hà Nội tổ chức đã mang đến cơ hội để những người yêu Hà Nội được trải lòng về những điều giản dị riêng có của Thủ đô.
Với hơn 1,3 triệu lượt thí sinh tham gia, Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô có ý nghĩa to lớn, tạo sự lan tỏa rộng khắp. Qua cuộc thi, mỗi người thêm hiểu, thêm yêu lịch sử Thủ đô, từ đó tạo thêm động lực để cùng đóng góp xây dựng, phát triển Hà Nội.
Thuở thiếu thời, đứa trẻ nhà quê như tôi trong giấc mơ cũng không tưởng tượng nổi dọc ngang Hà Nội. Thủ đô thấp thoáng qua các bài học lịch sử, địa lý và các tác phẩm văn chương. Thời trưởng thành, tôi không có may mắn được làm công dân Thủ đô. Đoàn tàu Thống Nhất đã đưa tôi vào miền đất phương nam và “cắm” ở đó hơn nửa đời người. Nhưng tôi vẫn may mắn có những lần đặt chân lên đường phố Hà Nội…
Những năm gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử. Những mô hình mới như: Xây dựng Di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng; xây dựng Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả... được triển khai bài bản, hiệu quả tại các địa phương.
Triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh", Quận ủy Tây Hồ nhấn mạnh vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, để tạo xung lực mới trong xây dựng văn hóa người Hà Nội trên địa bàn.
Hà Nội luôn chú trọng xây dựng, phát triển văn hóa, con người Thủ đô. Song trên thực tế, vẫn còn không ít vấn đề tiêu cực trong văn hóa ứng xử, trong nền nếp gia đình. Điều đó đòi hỏi thành phố cần những nỗ lực hơn nữa trong xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội.
Không coi là một tour du lịch, Nguyễn Vũ Hải chỉ khiêm tốn cho biết, mỗi chương trình của anh như một trải nghiệm để anh có thể chia sẻ những học hỏi và khám phá của mình đến nhiều người về Hà Nội xưa. Một lộ trình đi bộ qua nhiều con phố, kéo dài trong khoảng 7 tiếng đòi hỏi chàng thanh niên sinh năm 1990 ngoài sự hiểu biết rộng về từng chủ đề còn phải có nghệ thuật duy trì sự hứng khởi, nhiệt tình cho 5-8 người tham gia và lôi cuốn họ vào câu chuyện của anh.
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ mà thành phố đã thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn khi những biến động của xã hội không ngừng diễn ra, giao lưu văn hóa ngày một mạnh mẽ, kéo theo những yếu tố tích cực và cả tiêu cực. Điều này đòi hỏi việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cần có những định hướng, giải pháp mới để thích ứng với thực tế.
Thủ đô Hà Nội là nơi nổi tiếng với lối ứng ứng xử thanh lịch, văn minh, nơi giữ được nhiều nét đẹp trong văn hóa gia đình. Tuy nhiên, trước những thách thức mà xã hội đặt ra hiện nay, thành phố đang triển khai xây dựng hệ giá trị gia đình, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới.
Ngày 13/10, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quận Hai Bà Trưng tổ chức Tọa đàm về triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn quận.
Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến luôn là cảm hứng sáng tác vô tận cho các văn nghệ sĩ. Đặc biệt, những năm tháng chiến tranh, trước và sau ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, đã để lại dấu ấn trong hàng trăm tác phẩm nghệ thuật ở mọi thể loại, trong đó có âm nhạc. Nhiều tác phẩm đã trở thành bất hủ, thậm chí thành biểu tượng của Hà Nội.