“Thôn mình, huyện mình đã xóa hết hộ nghèo. Đời sống nhân dân bây giờ khấm khá lắm, nhà cửa khang trang, con cái ăn học đàng hoàng; sản xuất nông nghiệp đã có máy móc, điều khiển thông minh; nhiều nhà sắm ô-tô, máy cày; đường nhựa, đường bê-tông đến chân ruộng, không còn đất để hoang…”, ông K’Bril, Trưởng thôn Kambutte, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng khảng khái mở đầu câu chuyện.
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Ho ở phía nam Tây Nguyên có tự bao giờ, ít ai còn tường tận. Chỉ biết rằng, những sơn nữ Cơ Ho khi đôi chân đã biết xuống suối lấy nước, lên rẫy gieo hạt lúa mẹ và đôi tay biết đong đưa, soạn sửa y phục truyền thống đã được bà, mẹ trao truyền nghề dệt thổ cẩm. Đó là mạch nguồn văn hóa kết nối tự nhiên, thẩm thấu từ đời này sang đời khác trên miền rừng xanh, núi đỏ.
Từ bao đời nay, người Cơ Ho đã trao gửi yêu thương vào giai điệu "ơ mờl lơi, ơ kòn lơi", cho nên họ luôn mong mỏi khúc hát ấy tiếp tục là mạch nguồn yêu thương và chỉ dấu văn hóa bên dòng Ðạ Rơyàm.
Tự tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tài liệu, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều nhà nông người đồng bào dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng quyết định khởi nghiệp, lập nghiệp ngay chính quê hương mình. Thời gian qua, tại nhiều thôn, buôn ở đây đã hình thành nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và xây dựng quê hương giàu đẹp.
Ngày ấy xa rồi, ngày ấy xa rồi, cho tôi tìm lại…" Lời hát ấy của một nhạc sĩ người Kinh mà cũng nói thay tâm trạng của những người con trên đại ngàn Tây Nguyên. Không gian huyền thoại đang dần dần trở về với thời dĩ vãng.
Trong các lễ hội lớn, đồng bào dân tộc Cơ Ho thường dựng cây nêu. Ðây là "linh vật" kết nối giữa trời đất, thần linh (Yàng) với con người. Lễ dựng cây nêu là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng đa thần của người Cơ Ho nói riêng và nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên.
Trên mảnh đất Tây Nguyên này, không ai có thể quên những tháng ngày tối tăm, lạc hậu, nghèo đói và bệnh tật. Nếu không có Đảng, có Bác Hồ kính yêu vẽ đường, chỉ lối thì biết đến bao giờ đồng bào các dân tộc anh em mới thoát khỏi cuộc sống lầm than, biết bao giờ mới có được cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc như ngày hôm nay.
Các cấp ủy, chính quyền, ngành văn hóa các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc níu giữ phần nào những giá trị văn hóa truyền thống đang dần mai một. Những ngày hội, liên hoan văn hóa được tổ chức từ khu vực đến cơ sở.
Trong chuyên mục kỳ này, chúng tôi xin nhường lời cho một người con dân tộc Cơ Ho - nữ ca sĩ Cil K’rao (nguyên diễn viên Đoàn ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng):
Trao cho họ chiếc “cần câu” hay trao “xâu cá”? Câu hỏi này được đặt ra trong nhiều năm qua trên các văn bản, các diễn đàn nghị sự khi bàn về vấn đề tìm con đường sinh kế, cải thiện và nâng cao đời sống cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn gặp khó khăn. Nhưng đến nay, vấn đề quan trọng này vẫn đang là câu chuyện cần quan tâm nghiên cứu và giải quyết thấu đáo.
Tiếp chuyện chúng tôi tại nhà riêng ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, sau chuyến trở về từ Thủ đô Hà Nội, Nghệ nhân Ưu tú, già làng K’Tiếu hào hứng: “Đó là chuyến đi “lớn” trong đời, vinh dự lắm. Mình tự hứa phải cố gắng hơn để nhiều lớp trẻ của người Cơ Ho Srê mình biết đánh chiêng, gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào mình”.
Những bếp lửa bập bùng dưới chân núi mẹ Lang Biang, buôn làng vọng tiếng chiêng cồng. Những đôi chân trần của chàng trai, cô gái miền sơn cước hòa nhịp cùng lữ khách, đê mê trong hương rượu cần mênh mang. Những giọng ca ngân lên nồng nàn giữa đại ngàn nam Tây Nguyên. Dòng cảm thức và những huyền thoại là chất men cuốn hút lữ khách về với buôn làng người Cơ Ho ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.