Sinh năm 1950 tại mảnh đất Hàm Yên (Tuyên Quang), cựu chiến binh Nguyễn Văn Trung có mối duyên gắn bó với thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) vừa tái hiện Lễ hội Tấc Ka Coong - tạ ơn thần núi, một trong 10 lễ hội tiêu biểu của đồng bào Cơ Tu (A Lưới). Đây là lễ hội cúng tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối trong phạm vi làng cai quản.
Ngày 5/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện miền núi cao Tây Giang (Quảng Nam).
Ngày 28/4, tại xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam đã diễn ra lễ khai trương và đưa Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, sau gần 7 năm triển khai thi công vào khai thác. Đây là Khu du lịch sinh thái lớn nhất tại miền núi Quảng Nam.
Sáng 2/3, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) phối hợp Ủy ban nhân dân xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) tổ chức “Lễ ra quân trồng rừng gỗ lớn tại xã Hòa Bắc” và tiến hành trồng cây cùng các hộ dân người Cơ Tu.
Từ sáng, những chuyến xe xuất phát từ các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) chở 59 em nhỏ cùng thầy, cô giáo về thành phố Đà Nẵng. Ở đây các cô chú, anh chị trong Ban Tổ chức Chương trình “Bạn nhỏ vùng cao xuống phố” đã sẵn sàng chào đón. Ba ngày ở phố sẽ là kỷ niệm đáng nhớ, là động lực để các em nỗ lực hơn trong học tập.
Ngày 26/12, Thành Đoàn Đà Nẵng, Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng các đơn vị tổ chức Chương trình “Đông ấm cho em” năm 2023, trao tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường tiểu học Hòa Phú và Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng).
Sáng 12/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác Quốc hội đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn A Liêng, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang (Quảng Nam).
Là huyện biên giới của tỉnh Quảng Nam, Tây Giang thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở, lũ quét. Không để đồng bào Cơ Tu cùng bà con dân tộc thiểu số khác sống ở triền núi, sông suối có nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương lập làng mới, đưa dân về nơi an toàn. Với phương châm "lo xa để tránh họa gần", việc xây dựng làng mới và khu định cư không chỉ tạo nơi ở an toàn của nhân dân mà còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới Tây Giang.
Từ bao đời nay, đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam luôn yêu, bảo vệ rừng. Với họ, rừng là cuộc sống, niềm vui, nơi sinh con đẻ cái, kiếm tìm kế sinh nhai. Bởi thế ở các huyện miền núi của Quảng Nam vẫn hiện hữu những cánh rừng già, nguyên sinh, đang trở thành các điểm du lịch trải nghiệm thú vị.Tác giả: DIÊN KHÁNHGiọng đọc: THU HÀ
Xã Lăng thuộc huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, nơi đây dân tộc Cơ Tu chiếm tới 95% số dân. Những năm qua, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của chính quyền cơ sở và lực lượng chức năng, đặc biệt không thể thiếu vai trò của các già làng, đời sống bà con từng bước khởi sắc.Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng”Tác giả: THÀNH NAMGiọng đọc: HẠNH HOA
Du lịch Đà Nẵng vốn nổi tiếng với những bãi biển đẹp, sôi động cùng các khu nghỉ dưỡng sang trọng. Không chỉ có vậy, nếu dành một giờ di chuyển về phía tây bắc thành phố, khách du lịch còn được "đổi gió" trong khung cảnh núi rừng, làng mạc sơn thủy hữu tình ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang).
Ngày 17/3, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng và đoàn công tác của lãnh đạo thành phố đã có chuyến thăm, làm việc với Đảng ủy xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) về công tác xây dựng Đảng và thực hiện các nhiệm vụ được giao.