Với đại đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Theo đó, luật quy định bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, giá hợp lý cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, phù hợp với cơ cấu bệnh tật và yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh.
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền, góp ý xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật Nhà nước trong thời gian tới, ngày 15/11, tại Hà Nội, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm Đối thoại Chính sách với chủ đề: "Mua bán thuốc trực tuyến - Nên hay không?".
Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, thị trường dược phẩm hiện nay vẫn đang được duy trì bình ổn, không có hiện tượng đầu cơ tích trữ, găm hàng đẩy giá lên cao.
Thuốc là mặt hàng đặc biệt, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng. Vì vậy, việc luật hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử là rất cần thiết .
Về kinh doanh chuỗi nhà thuốc, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược bổ sung một số quy định để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn liên quan trong hoạt động kinh doanh chuỗi nhà thuốc và giao Bộ Y tế quy định chi tiết, cũng như quan tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
Để góp thêm tiếng nói, tìm kiếm giải pháp phát triển thị trường dược phẩm trong nước, sáng 19/10 tại Hà Nội, báo Tuổi Trẻ phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội thảo “Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số”.
Cho ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng cần cân nhắc trong quy định kinh doanh thuốc, kiểm soát chặt chẽ, nhưng cũng không hạn chế quyền kinh doanh và tiếp cận thuốc của người dân, đồng thời cũng quy định chặt chẽ liên quan đến quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Dược phải được tiến hành thận trọng, chính xác, đồng bộ, vì quyền lợi hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, cơ sở y tế, làm sao Luật sửa đổi khi ban hành có “tuổi thọ” cao, giúp việc chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn, chất lượng hơn.
Thực tiễn triển khai các quy định về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo các quy định hiện hành đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp cần được cải tiến, đặc biệt cần có cơ chế linh hoạt trong tình huống khẩn cấp như giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua. Những nội dung này sẽ được giải quyết trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Dược được kỳ vọng sẽ giải quyết hầu hết các vướng mắc, bất cập hiện nay, đồng thời bổ sung nhiều nội dung mới nhằm bảo đảm tăng tiếp cận thuốc cho người dân.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Trong đó, dự thảo Luật Dược đã đề xuất những chính sách mang tính vượt trội nhằm phát triển ngành dược nước ta, từ đó hướng đến mục tiêu bao trùm là bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Bộ Y tế trình Quốc hội đã đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết nhiều loại hồ sơ liên quan đến lĩnh vực dược.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đang được trình ra Quốc hội đã bổ sung một số quy định nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu phát triển sản xuất nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc công nghệ sinh học, chuyên khoa đặc trị…
Trước tình trạng thuốc bán online gây nguy hại đến sức khỏe, những sản phẩm quảng cáo là thuốc nhưng không phải là thuốc tràn lan trên mạng, đại biểu Quốc hội đề nghị luật cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề này, cũng như cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên mạng và cung cấp thông tin công khai cho người dân.
Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị tiếp tục áp dụng đồng thời cả “tiền kiểm” và “hậu kiểm” đối với các hoạt động thông tin và quảng cáo thuốc; bổ sung trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về quảng cáo thuốc.
Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thuốc có tính chất đặc thù so các loại hàng hóa khác nên cũng sẽ có quy định đặc thù về quản lý, điều tiết giá.
Nhằm giải quyết căn cơ những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về dược; giúp cho ngành dược tiếp tục phát triển mạnh mẽ; bảo đảm cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá cả hợp lý… Bộ Y tế đang hoàn thiện, chuẩn bị trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, trong đó đề xuất năm chính sách cụ thể.
Nêu thực tế khoảng 90% nguyên liệu làm thuốc hiện nay phải nhập khẩu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng nên có nghiên cứu chính sách bổ sung ưu đãi thuế nhập khẩu với nguyên liệu nhập khẩu làm thuốc bao bì, tá dược, vỏ nang... để giảm giá thành thuốc trong nước.
Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử, đối tượng được tham gia mua, bán để tạo sự minh bạch và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 46% về mặt giá trị và đạt hơn 70% về sản lượng so với thuốc nhập khẩu. Theo các doanh nghiệp dược, ngành công nghiệp dược Việt Nam có tiềm năng, nhưng thiếu cơ hội bứt phá.
Thời gian qua, nhất là sau đại dịch Covid-19, nhiều cơ chế, chính sách liên quan ngành y tế bộc lộ những vướng mắc, bất cập. Điều đó đặt ra yêu cầu cần có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trước mắt cũng như sớm hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho ngành y tế phát triển bền vững.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành thông báo thu hồi thuốc bột pha tiêm Greaxim 2g, VD-33386-19 và thuốc bột pha tiêm Greaxim, VD-18235-13 do đưa ra lưu hành trước khi có kết quả kiểm tra chất lượng nguyên liệu và kết quả kiểm tra chất lượng thành phẩm.