Sinh viên tình nguyện trong khuôn khổ chương trình "Tiếp sức mùa thi" năm 2023.

Tổ chức hoạt động hè cho học sinh, sinh viên thiết thực, hiệu quả

Theo khung kế hoạch, thời gian năm học 2023-2024 sẽ kết thúc trước ngày 31/5. Như vậy, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ hè bắt đầu từ tháng 6. Đây là thời gian để học sinh được ra ngoài hoạt động, tham gia các môn thể thao để cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần sau một năm học.
Ảnh minh họa.

Công khai cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương quản lý chặt chẽ các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa về địa điểm tổ chức hoạt động, chất lượng của giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên.
Thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh chia sẻ cùng các học sinh tại chương trình.

Đưa các chuyên gia tâm lý đến các trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 15/11, tại Trường Trung học phổ thông Marie Curie, Báo Tiền Phong phối hợp cùng AIA Việt Nam, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Á Bank tổ chức lễ ra mắt chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học”.
Phong trào đọc sách đang từng bước lan rộng.

Thúc đẩy tình yêu sách từ những đại sứ văn hóa đọc

Lan tỏa mạnh mẽ và tích cực, thu hút đông đảo thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên tham gia, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã góp phần thúc đẩy, khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ. Cuộc thi được đánh giá là hoạt động quan trọng nhằm triển khai hiệu quả Đề án Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội hướng dẫn học sinh, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) sử dụng bình cứu hỏa dập tắt đám cháy. (Ảnh HUY HOÀNG)

Cần chú trọng phòng chống cháy, nổ trong các trường học

Sau những vụ cháy nổ tại các chung cư mini, nhà cao tầng… thì lực lượng chức năng các địa phương đã tăng cường rà soát, kiên quyết xử lý các cơ sở vi phạm phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Tuy nhiên, tại một số trường học (tiểu học, THCS, THPT…), nhất là các trường tư thục, dân lập thì công tác PCCC vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một số giáo viên, nhân viên và học sinh chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Các thiết bị chữa cháy còn hạn chế hoặc chưa được bổ sung, thay thế kịp thời…
Hiện trường sau vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội. (Ảnh: NHẬT QUANG)

Chủ động trang bị kỹ năng sinh tồn khi xảy ra hỏa hoạn

Dù không muốn, nhưng thiên tai, bão lũ, động đất hay các vụ hỏa hoạn... vẫn xảy ra. Điển hình như vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vào đêm 12, rạng sáng 13/9 đã cướp đi sinh mạng 56 người và làm hơn 30 người bị thương. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng làm rõ, nhưng nếu các cư dân của tòa nhà đó được trang bị, tập huấn kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn, thì có lẽ hậu quả không tang thương như thế.
Tạo hứng thú cho các em học sinh mỗi khi đến lớp

Tạo hứng thú cho các em học sinh mỗi khi đến lớp

Để tạo hứng thú cho các em học sinh mỗi khi đến trường qua các hoạt động trải nghiệm thực tế để giúp cho học sinh rèn được nhiều kỹ năng sống một cách tự giác, tự lập, biết quan tâm chia sẻ, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước phù hợp với lứa tuổi của các em. Đó là hiệu quả từ mô hình du lịch trải nghiệm học đường đã được tỉnh Kon Tum triển khai trong thời gian qua.
Minh họa: NGỌC DIỆP.

Ngăn ngừa và loại bỏ bạo lực học đường

Thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện nhiều vụ việc học sinh bị bạo hành ở nhiều mức độ khác nhau. Sự việc nữ sinh lớp 10 ở tỉnh Nghệ An tự vẫn nghi do bạo lực học đường đã gây bức xúc lo lắng trong dư luận. Nhiều bậc cha mẹ có con đang ở độ tuổi đến trường lo lắng trước nguy cơ chính con mình sẽ là nạn nhân của bạo lực học đường.