Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, do Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn, đã giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tại quận Hoàn Kiếm.
Sáng 15/10, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố thực hiện công tác giám sát về lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường thuộc quận. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Gia Lâm từng bước thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị, góp phần khai thác lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội, Đà Nẵng đã có những bước chuyển mạnh mẽ, bộ máy hành chính nhà nước được sắp xếp tinh gọn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, phát huy dân chủ ở cơ sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nước.
Hội đồng nhân dân thành phố vừa ban hành kế hoạch giám sát việc triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016-2025, bao gồm dự án độc lập, nhà lưu trú công nhân và dự án được điều tiết trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.
Năm học 2023-2024, Hà Nội có hơn 2.900 cơ sở giáo dục và đào tạo, tăng 34 trường mầm non và phổ thông so với năm học trước. Cùng với đó, thành phố ký hợp đồng lao động với 3.112 giáo viên và tuyển dụng 608 giáo viên giảng dạy tại các trường để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Với chủ đề "Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo để xây dựng và phát triển Thủ đô", từ đầu năm 2023 đến nay, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên đã thực hiện giám sát hiệu quả, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến.
Thời gian qua, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị-xã hội thành phố đã triển khai hiệu quả vai trò giám sát của nhân dân và phát huy quyền giám sát của nhân dân đối với các cơ quan chính quyền các cấp.
Thời gian qua, công tác tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, các đầu mục công việc đã rõ ràng, cụ thể.
Nhu cầu gửi xe tại các điểm trông giữ xe ô-tô ngày càng bức thiết, nhưng nhiều dự án dù đã được các cơ quan chức năng thông qua vẫn chưa được triển khai. Điều đáng nói là cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý đều thấy vướng, thấy khó và làm thế nào để thúc đẩy, cởi gỡ thì đến nay chưa có lời giải.
Những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống, thu nhập của nông dân. Tuy nhiên, do những bất cập trong việc lập và triển khai quy hoạch nông nghiệp, còn nhiều chính sách của Trung ương và thành phố chưa được triển khai đầy đủ, kịp thời, vì thế nông nghiệp Thủ đô chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của mình.
Trong nhiều năm qua, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh luôn coi hoạt động giám sát là “mũi nhọn” để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử. Qua các hoạt động giám sát, trách nhiệm thực thi công vụ của mỗi cán bộ, đảng viên được nâng lên, từ đó những khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế, xã hội được tháo gỡ…
Kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16 vừa thông qua Nghị quyết về Đề án Quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030.
Ngày 10/ 3, tại kỳ họp chuyên đề, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã bầu chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và thành viên Ủy ban nhân dân thành phố.
Thiết thực chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thành phố Hà Nội đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách mà Trung ương chưa có quy định, tăng mức hỗ trợ cao hơn so với quy định chung.
Sáng 13/10, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026 đã họp kỳ thứ 8 (chuyên đề) xem xét và quyết định 16 nội dung quan trọng nhằm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng cuối năm 2022 và các vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế-xã hội thành phố Cảng.
Chiều 22/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ tám khóa 16, (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026. Tới dự có đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.