Các nghệ nhân đau đáu với nghề dệt truyền thống. (Ảnh: Thi Phong)

“Chìa khóa” để giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) chừng 20km, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh ngày càng được nhiều du khách tìm đến vì có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và bản sắc văn hóa phong phú, đặc sắc, trong đó tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na làng Xí Thoại

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na làng Xí Thoại

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống đặc trưng đã có từ hàng trăm năm trước của người dân tộc Ba Na. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, do nhiều yếu tố tác động, thị trường hàng hóa may mặc đa dạng, phong phú tràn ngập khắp nơi…, nghề dệt thổ cẩm truyền thống gần như bị mai một, người biết nghề thưa dần… Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, tỉnh Phú Yên đã quan tâm chỉ đạo các sở ngành, địa phương khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm độc đáo này. Đến nay, dệt thổ cẩm làng Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân đã được tỉnh Phú Yên công nhận làng nghề truyền thống.
Hàng thủ công mỹ nghệ OCOP Việt Nam: Rất cần những bàn tay thiết kế

Hàng thủ công mỹ nghệ OCOP Việt Nam: Rất cần những bàn tay thiết kế

Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam thường được làm theo lối truyền thống, nhiều khi kiểu dáng đơn giản, còn khá sơ sài. Chính vì thế, ở nhiều nơi, người làm hàng thủ công mỹ nghệ mong muốn kết hợp với các họa sĩ thiết kế, để tạo ra được những sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Kỹ thuật dệt thủ công được đồng bào H’Mông lưu truyền và sử dụng qua bao đời.

Dệt thổ cẩm - Nét đẹp văn hóa trên cao nguyên đá

NDO - Hình ảnh người phụ nữ dân tộc H’Mông ngồi bên khung cửi dệt vải đã trở thành nét đẹp văn hóa độc đáo, tượng trưng cho sự cần cù khéo léo của đồng bào dân tộc H’Mông nơi miền cao nguyên đá Hà Giang. Những công đoạn làm nên tấm thổ cẩm đầy sắc màu đã trở thành một nét văn hóa riêng, cuốn hút mỗi du khách khi đến khám phá làng dệt thổ cẩm truyền thống Lùng Tám ở huyện Quản Bạ, Hà Giang.
Nghệ nhân M’nông dệt thổ cẩm.

Văn hóa là động lực cho sự phát triển

Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là những giá trị văn hóa gắn liền với con người, môi trường sống của họ mà ở đó, trí tuệ, kinh nghiệm của cộng đồng được đúc kết thành những giá trị lâu đời và được tiếp nối liên tục. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người đặt nặng vấn đề vật chất, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đứng trước nguy cơ mai một. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể đang được các cấp, ngành của tỉnh Bình Phước đặc biệt quan tâm.
Đại diện các xã nhận Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Dệt thổ cẩm của người M’nông ở Bình Phước được công nhận là văn hóa phi vật thể

Ngày 18/5, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định về việc Nghề thủ công truyền thống Dệt thổ cẩm của người M’nông sinh sống tại các huyện Bù Mập và Bù Đăng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trao bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Dệt Thổ cẩm Kon Tum và Gạo Thơm Đắk Hà.

Phát triển thương hiệu Dệt Thổ cẩm Kon Tum và Gạo thơm Đắk Hà

NDO - Ngày 26/12, tại thành phố Kon Tum, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón nhận Nhãn hiệu chứng nhận Dệt Thổ cẩm Kon Tum, Gạo Thơm Đắk Hà và Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kon Tum năm 2022.