Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Bộ Y tế tổ chức Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá”.
Các nghiên cứu, thống kê cho thấy nếu tỷ lệ sử dụng thuốc lá truyền thống có xu hướng giảm (khoảng 0,5%/năm ở nhóm người trưởng thành) thì lại đang có sự gia tăng tỷ lệ thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) trong giới trẻ.
Ngày 18/10, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề “Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030”.
14% học sinh Việt Nam đã từng sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó có 7% hiện đang sử dụng. Con số này cho thấy có một bộ phận đáng kể thanh thiếu niên cảm thấy bị hấp dẫn bởi các sản phẩm này, trong khi, thuốc lá mới có nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe.
Ngày 5/7, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo Cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của thuốc lá mới và đề xuất các biện pháp cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, quảng cáo các sản phẩm này.
Sau 10 năm thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (từ ngày 1/5/2013), bên cạnh những kết quả đạt được cũng đã bộc lộ những bất cập và những vấn đề mới phát sinh, đòi hỏi sớm hoàn thiện chính sách để thực thi đầy đủ và toàn diện các biện pháp để phòng, chống tác hại của thuốc lá hiệu quả hơn.
Sau 10 năm thực hiện các quy định về môi trường không khói thuốc, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động đã giảm đáng kể tại hầu hết các địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người. Hầu hết các địa điểm cấm hút thuốc lá đã có nội quy, treo biển cấm hút thuốc.
Nỗ lực hạn chế sử dụng thuốc lá trên toàn cầu đã gặt hái được thành quả tích cực khi tỷ lệ hút thuốc giảm đáng kể. Tuy nhiên, hành trình bảo vệ người dân khỏi "kẻ giết người" nguy hiểm này vẫn đối mặt nhiều thách thức, nhất là khi thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến.
Ngày 24/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 568/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030. Một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược là giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng chống tác hại của thuốc lá...
“Thuốc lá điện tử là môi trường cho các ma túy mới tồn tại. Sự xuất hiện của hàng trăm ma túy tổng hợp mới sẽ dẫn tới xuất hiện hàng trăm bệnh, ngộ độc mới rất khác nhau”, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ của Lào đang có chiều hướng gia tăng. Bộ Y tế Lào kêu gọi tăng cường truyên truyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc ngăn chặn học sinh hút thuốc lá điện tử.
Thuốc lá đang đem lại những gánh nặng rất lớn cả về sức khỏe và kinh tế cho người hút. Để giảm tác hại của thuốc lá, việc tăng thuế là một trong những biện pháp hiệu quả.
Bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì-gà, thuốc lá sợi (thuốc lào), trên thị trường đã, đang xuất hiện và có sự gia tăng rất nhanh tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới (phổ biến nhất là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng). Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định điều chỉnh đối với loại thuốc lá này.
Ngày 23/12, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Các sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường sẽ tiếp tục đưa nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch năm học, đặc biệt là tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng với thế hệ trẻ… thực hiện môi trường không khói thuốc tại cơ quan, trường học.