Sau gần 10 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, khả thi cho việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai, phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đô thị; tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản; tăng đáng kể nguồn thu ngân sách, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Ngày 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Ninh Thuận, có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại xã Lợi Hải (Thuận Bắc) và xã Thành Hải (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm).
Sáng 10/3, tại Hà Nội, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Luật Đất đai hiện hành quy định, đất san lấp cũng là một loại khoáng sản, sau khi trúng đấu giá, doanh nghiệp phải thỏa thuận bồi thường với người dân có quyền sử dụng đất. Rất nhiều trường hợp người có quyền sử dụng đất “đòi” bồi thường quá cao, doanh nghiệp đành “bó tay”, hoặc cả hai đều vi phạm quy định. Người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương đều mong muốn tháo gỡ vướng mắc này khi sửa đổi Luật Đất đai.
Ngày 20/2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, các chuyên gia, nhà khoa học vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Giá đất không chỉ là cơ sở để phục vụ cho hoạt động giao dịch quyền sử dụng đất, góp phần ổn định thị trường đất đai, là cơ sở để đền bù đất khi Nhà nước thu hồi đất mà còn góp phần nâng cao hiệu quả về sử dụng đất và đóng góp vào việc bảo đảm công bằng xã hội.
Theo đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum), khi Nhà nước thu hồi đất, người dân mất đi một tư liệu sản xuất rất quan trọng, do vậy, việc bồi thường, hỗ trợ không chỉ bằng tiền mà điều quan trọng nhất là phải bảo đảm sinh kế lâu dài, bền vững cho người dân.
Ngày 5/10, Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Hội làm vườn, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn tổ chức hội thảo khoa học “Tham vấn hoàn thiện báo cáo khuyến nghị chính sách sửa đổi Luật Đất đai năm 2013”.
Luật Đất đai đã tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý (Điều 11 Hiến pháp năm 1959 quy định “sở hữu Nhà nước tức là sở hữu toàn dân”). Tuy vậy, quyền của người sử dụng đất liên tục được mở rộng gồm quyền được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn và quyền sử dụng đất… tức là người sử dụng đất được quyền định đoạt tài sản đất đai theo quy định của Luật.
Những bất cập trong quản lý và sử dụng đất không được tháo gỡ triệt để là nguyên nhân khiến nhiều dự án, công trình chậm tiến độ và khiến đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai luôn chiếm tỷ lệ cao.
Hội thảo khoa học quốc gia “Tiếp tục đổi mới chính sách đất đai theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” tập hợp nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, qua đó đề xuất các giải pháp đúng đắn, sáng tạo nhằm tiếp tục đổi mới chính sách đất đai, khơi thông nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, để kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi, tránh lợi dụng chính sách để chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan, nội dung đề xuất sửa đổi của Chính phủ đã quy định loại trừ tất cả các trường hợp phải thu hồi đất theo quy định, bao gồm cả thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu theo quy định của Luật Đất đai hay bán tài sản công theo Luật Tài sản công.
Qua tổ chức giám sát, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2013 nhằm hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng yêu cầu phát huy tốt nhất nguồn lực của đất theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các đạo luật đồng thời giải quyết nhiều tồn tại, vướng mắc.
Chiều nay, làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số bộ, ngành về thực hiện các bước triển khai sửa đổi Luật Đất đai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Đây là cơ hội rất lớn để sửa bộ luật rất quan trọng, công tác chuẩn bị phải rất cầu thị và thật kỹ lưỡng, để sửa đổi luật tạo chuyển biến căn bản, căn cơ cho việc quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên đặc biệt quan trọng này.
Chiều 27/7, với đa số đại biểu biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.