Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn năm 2025-2030, gồm: cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi, bằng vốn đầu tư công.
Công trình “Bến hoa Phúc Xá” trên địa bàn phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) ra đời là kết quả lao động các lực lượng của quận Ba Đình, phường Phúc Xá đã giải tỏa các lều lán, dọn dẹp vệ sinh môi trường, cải tạo đất..., biến một khu vực nhếch nhác, lụp xụp thành một không gian thoáng đãng, có cảnh quan đẹp bên bờ hữu sông Hồng, đoạn ngay dưới cầu Long Biên.
Sáng 15/10, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố thực hiện công tác giám sát về lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Nam tổng hợp đánh giá, bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã làm thiệt hại ước tính khoảng 793,4 tỷ đồng; trong đó, ngành chăn nuôi, thủy sản thiệt hại khoảng 230 tỷ đồng. Tỉnh Hà Nam chỉ đạo ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân tập trung khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất chăn nuôi, thủy sản ngay sau mưa lũ.
Sáng 8/10, tại Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội phối hợp Hội Cổ vật Thăng Long-Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề "Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố", giới thiệu bộ sưu tập hơn 500 cổ vật của các hội viên, các nhà sưu tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ 6 giờ ngày 30/9/2024, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), phục vụ nhu cầu đi lại trước mắt của người dân. Thời gian bảo đảm giao thông qua cầu dự kiến từ 6 giờ đến 22 giờ hằng ngày. Đồng thời, đơn vị vận hành cầu phao sẽ tổ chức cắt cầu cho các phương tiện thủy lưu thông hằng ngày từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau. Trong khoảng thời gian từ 5 giờ đến 6 giờ sáng hằng ngày Công binh sẽ tiến hành nối cầu.
Mặc dù mưa lũ đã tạm lắng, nhưng tại tuyến đê bối nằm gần sông Hồng thuộc xã Nam Hải (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã xảy ra sự cố sạt lở khá nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Nam cho biết, tính đến ngày 15/9, toàn tỉnh Hà Nam đã bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão gây ra ước tính khoảng 468 tỷ đồng.
Dự báo, quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng diễn ra chậm, nên tình trạng ngập còn diễn ra tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương.
Dự báo, trong 24 giờ tới, mực nước lũ ở hạ lưu sông Hồng tại Nam Định, Ninh Bình còn ở mức cao (trên báo động 2) nên vẫn còn nguy cơ ảnh hưởng đến đê bối ven sông, sạt lở đê, kè tại các vị trí xung yếu.
Sáng 14/9, mực nước trên sông Thao (tại Yên Bái, Phú Thọ), trên sông Lô (tại Tuyên Quang, Vụ Quang), trên sông Hồng (tại Việt Trì, Sơn Tây, Hà Nội) đã xuống dưới mức báo động 1. Với diễn biến mưa giảm được dự báo trong những ngày tới thì tình trạng ngập ở vùng trũng, thấp ven sông sẽ dần được cải thiện.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng có khả năng diễn ra chậm, nên tình trạng ngập còn diễn ra nhiều ngày tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương.
Quận Hoàn Kiếm có hai phường nằm ngoài đê là Chương Dương và Phúc Tân, với tổng số hơn 40 nghìn cư dân sinh sống. Trước tình hình mưa lũ phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão quận Hoàn Kiếm đã khẩn trương lên kế hoạch ứng phó với từng tình huống cụ thể khi nước sông Hồng dâng cao.
Ngày 12/9, do mực nước trên sông Hồng, sông Lô và sông Phó Đáy đã đạt đỉnh và bắt đầu xuống, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc đã rút lệnh báo động 2 trên sông Hồng, Sông Lô và rút lệnh báo động 3 trên sông Phó Đáy.
Tối 11/9, quận Ba Đình (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập hoành triệt (đóng cửa khẩu để ngăn nước tràn) tại cửa khẩu Tân Ấp và cửa khẩu chợ Long Biên thuộc đê hữu Hồng, khi mực nước sông Hồng dâng cao.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 12 giờ tới, mực nước trên các sông Thao, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long, sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng đều cao, đa số ở chung quanh mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 2 và dưới báo động 3. Nhiều khu vực nguy cơ ngập lụt.
Khoảng 10 giờ ngày 11/9, Tổ công tác Cảnh sát giao thông đường thủy, thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nam Định đã phối hợp cứu giúp kịp thời một gia đình 3 người trên bè cá trôi dạt trên sông Hồng, trong điều kiện nước lũ dâng cao, cuồn cuộn chảy.
Sáng 11/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh báo động số 3 trên sông Phó Đáy tại địa phận các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường; ra lệnh báo động số 2 trên sông Hồng đoạn qua các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Đến rạng sáng 11/9, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã di dời 836 hộ dân (đạt 100%) ngoài đê sông Hồng thuộc bốn phường: Đông Ngạc, Liên Mạc, Thụy Phương, Thượng Cát đến nơi an toàn.
Đêm 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội ban hành Lệnh số 61/L-BCH, báo động lũ cấp II trên sông Hồng, căn cứ vào mực nước sông Hồng tại Hà Nội (Long Biên) hồi 23 giờ 30 phút ngày 10/9 là 10,50m (mực nước báo động II là 10,50m).
Hồi 16 giờ 00 phút ngày 10/9, mực nước trên sông Hồng đã lên tới +13,45m, vượt mức báo động I là 0,05m và có khả năng tiếp tục lên do lượng nước ở thượng lưu dồn về. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh Báo động I trên sông Hồng cho Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Chiều 10/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại quận Bắc Từ Liêm.
Dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái sẽ xuống chậm nhưng vẫn trên mức lũ lịch sử. Ngoài ra, mực nước trên nhiều sông ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục lên mức báo động 2-báo động 3, có nơi trên báo động 3. Cảnh báo ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu.
Mực nước thực đo lúc 12 giờ ngày 10/9/2024 trên sông Luộc tại trạm thủy văn La Tiến là 4,25m, vượt báo động 1 là 0,05m. Tỉnh Hải Dương đã phát công điện số 11 về phát lệnh báo động 1 trên hệ thống sông Luộc từ 13 giờ ngày 10/9. Dự báo trong 12 đến 24 giờ tới mực nước trên sông Luộc tại La Tiến tiếp tục lên, có khả năng vượt mức báo động 2.
Trước nguy cơ mất an toàn do nước sông lên cao, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các sở ngành, các địa phương tuyệt đối không chủ quan, ứng phó mưa lũ theo tinh thần từ sớm, từ xa và sẵn sàng các phương án theo “4 tại chỗ”.
Nước lũ trên sông Hồng đang lên nhanh, trong sáng 10/9, các quận nội thành của Hà Nội có các phường nằm ngoài đê sông Hồng đã khẩn trương sơ tán các hộ dân sinh sống ở bãi giữa sông Hồng, các thuyền chài trên sông đến nơi an toàn.