Khơ-me

Khơ-me
  • Tên gọi khác: Khơ-me Crôm, Khơ-me Hạ, Khơ-me Dưới, người Việt gốc Miên...

  • Ngôn ngữ: Người Khơ-me nói tiếng Khơ-me - một ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khơ-me trong ngữ hệ Nam Á.

  • Cư trú: Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và môi trường tự nhiên, có thể chia sự phân bố của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long theo ba vùng chính như sau: - Vùng nội địa: đây là vùng cư trú lâu đời nhất của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long. - Vùng ven biển: kéo dài từ Trà Vinh, qua Sóc Trăng tới Bạc Liêu. - Vùng núi biên giới Tây Nam: thuộc các tỉnh An Giang và Kiên Giang, nơi có dãy núi Thất Sơn, núi Sập, núi Vọng Thê.

  • Lịch sử: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định người Khơ-me ở nước ta là hậu duệ của các di dân từ Lục Chân Lạp - tiền thân của nhà nước Campuchia ngày nay. Họ di cư sang khu vực này theo nhiều đợt và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng với người Việt và người Hoa, người Khơ-me là một trong những nhóm cư dân có mặt sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

Tiết mục văn nghệ chào mừng.

Hậu Giang họp mặt mừng Chol Chnam Thmay năm 2024

Ngày 12/4, Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang tổ chức họp mặt mừng Chol Chnam Thmay năm 2024 với hơn 200 đại biểu là các vị sư sãi, chức sắc, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh tham dự.
Múa chằn tại khuôn viên danh thắng ao Bà Om, Phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh thu hút đông đảo người xem. (Ảnh: MINH KHỞI)

Bài 2: Đẩy mạnh kinh tế, gìn giữ giá trị văn hóa

Nhiều địa phương ở Tây Nam Bộ đã nỗ lực vượt khó, thúc đẩy giải ngân vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ. Từ thực tế, các địa phương Tây Nam Bộ cũng đã kiến nghị, đề xuất Trung ương hướng tháo gỡ vướng mắc.
Xây dựng đường bê tông nông thôn ở vùng đồng bào dân tộc sinh sống tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc tại An Giang

An Giang là tỉnh có 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng nhau sinh sống, đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng nông thôn và các làng ven sông khu vực biên giới. Thời gian qua, từ năm 2016-2022, Trung ương và tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc.
Các đơn vị tranh tài ở Giải đua ghe ngo.

Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ 15

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang hằng năm được tổ chức vào thời điểm Lễ hội Ok Om Bok, khi vừa kết thúc vụ mùa, nhằm tỏ lòng biết ơn đối với Thần Mặt trăng-vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho người dân.
Lớp dạy tin học tại chùa Thlốt, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Chăm lo giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer

Thời gian qua, các địa phương khu vực Tây Nam Bộ luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo dục, đào tạo từ mầm non đến đại học với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm trao học bổng cho các em học sinh người dân tộc Khmer vượt khó học giỏi.

Vĩnh Long tặng quà Trung thu cho hơn 38.590 trẻ em

Tối 27/9, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, chính quyền địa phương tổ chức "Đêm hội trăng rằm" và tặng quà cho trẻ em tại điểm Trường tiểu học Thạch Thia, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đọc sách tại thư viện trường. (Ảnh MINH KHỞI)

Dạy và học tại vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ

Thời gian qua, các tỉnh, thành phố Tây Nam Bộ luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Việc ưu tiên hoàn thiện mạng lưới trường lớp, đa dạng phương thức giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Bạc Liêu Đỗ Ái Lam thăm, tặng quà nhà sư tại chùa của đồng bào Khmer.

Bạc Liêu luôn quan tâm hỗ trợ đồng bào Khmer

Hôm nay, 14/4 (ngày 24/2 âm lịch), đồng bào Khmer tại Bạc Liêu nói riêng và các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung chính thức đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực vươn lên của mỗi gia đình, năm nay, đồng bào Khmer Bạc Liêu đón một mùa Tết cổ truyền trong niềm vui, ấm no, hạnh phúc.
Các nhạc công Đoàn nghệ thuật Ánh Bình Minh trong một buổi diễn phục vụ đồng bào Khmer Nam Bộ. (Ảnh LÝ LONG)

Lan tỏa nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ

Với những người đam mê nghệ thuật sân khấu đồng bằng sông Cửu Long và ở tỉnh Trà Vinh, Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh là cái tên không xa lạ. Gần 60 năm hoạt động, đoàn trở thành cái nôi gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ.