Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Dolta trong niềm vui trọn vẹn

NDO - Tại Sóc Trăng, những ngày này, bà con đồng bào dân tộc Khmer đang tất bật đón lễ Sene Dolta, được tổ chức từ ngày 13 đến 15/10. Đây là một trong ba lễ, tết lớn trong năm của đồng bào Khmer, thể hiện truyền thống “Uống nước nhờ nguồn” cao đẹp của dân tộc ta .
0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với chư tăng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với chư tăng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng.

Năm nay, bà con Khmer đón lễ Sene Dolta trong không khí đầm ấm, phấn khởi với nhiều niềm vui trước sự quan tâm, chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền Trung ương, địa phương và một vụ mùa bội thu, đời sống người dân từng bước phát triển.

Lễ Sene Dolta năm 2023 diễn ra trong 3 ngày với các nghi lễ tổ chức tại chùa và tại nhà như: Lễ đặt cơm (Banh canh banh); Lễ cúng ông bà (Banh Sene Dolta); Lễ hội linh (Banh phchum banh) và Lễ tiễn đưa ông bà (Banh chuônh Dolta). Trong buổi lễ mọi người đều hướng lòng thành kính về Đức Phật, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và đặt tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ diễn ra trong cuộc sống.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Dolta trong niềm vui trọn vẹn ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trồng cây lưu niệm tại Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ nhân dịp Lễ Sene Dolta năm 2023.

Tỉnh Sóc Trăng hiện có trên 400.000 người dân tộc Khmer, chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh. Đây cũng là nơi có đồng bào dân tộc Khmer nhiều nhất cả nước. Đặc biệt, dịp này, tỉnh Sóc Trăng đã vinh dự được các đồng chí lãnh đạo: Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác của Trung ương đến thăm, chúc mừng lễ Sene Dolta năm 2023 đối với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Ban Chấp hành Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng tại Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ, Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Dolta trong niềm vui trọn vẹn ảnh 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trao 5 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn tỉnh Sóc Trăng.

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã thành lập nhiều đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, cán bộ hưu trí dân tộc Khmer và các vị hòa thượng, thượng tọa, sư sãi ở một số chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Dolta trong niềm vui trọn vẹn ảnh 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà các vị chức sắc tôn giáo đồng bào Khmer.

Lễ Sene Dolta từ lâu được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer. Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer vẫn luôn được lưu giữ và phát huy giá trị tinh thần qua nhiều thế hệ để nhắc nhở mọi người về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tri ân tổ tiên. Hòa cùng dòng chảy của văn hóa dân tộc, lễ Sene Dolta là nét đẹp độc đáo của người Khmer Nam Bộ góp chung vào sự đa dạng, đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Dolta trong niềm vui trọn vẹn ảnh 4

Ngôi chùa Bãi Sào, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng được trang hoàng lộng lẫy đón lễ Sene Dolta.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Dolta trong niềm vui trọn vẹn ảnh 5

Dàn nhạc ngũ âm truyền thống tiêu biểu của người Khmer Nam Bộ không thể thiếu trong các nghi lễ quan trọng tại các chùa Khmer.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Dolta trong niềm vui trọn vẹn ảnh 6

Trong 3 ngày lễ, ngoài cúng ở nhà, mọi nghi thức quan trọng đều diễn ra tại chùa.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Dolta trong niềm vui trọn vẹn ảnh 7

Đồng bào Khmer đến chùa thực hành các nghi lễ trong dịp lễ Sene Dolta.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Sene Dolta trong niềm vui trọn vẹn ảnh 8

Đồng bào Khmer thực hiện nghi thức Sene Dolta tại nhà để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên.