Nhiều gia đình ở Đắk Lắk trở nên khá giả nhờ trồng sầu riêng.

Đắk Lắk phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng

Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi và phù hợp, Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” cà-phê Việt Nam và là “vựa” sầu riêng của cả nước. Với giá cả thời gian gần đây, cây sầu riêng đã mang lại thu nhập cao cho nhà nông nơi đây. Tuy nhiên, “cơn sốt” sầu riêng, tình trạng nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, số lượng chưa đi đôi với chất lượng, đang đặt ra yêu cầu phải có giải pháp để phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng, một trong những loại trái cây có giá trị lớn nhất hiện nay tại Đắk Lắk.
Cống Vũng Liêm phát huy hiệu quả trong việc ngăn mặn, trữ ngọt.

Vĩnh Long chủ động ứng phó hạn, mặn

Tỉnh Vĩnh Long đã ban hành kế hoạch ứng phó hạn, mặn theo ba kịch bản nhằm chủ động trước tình hình thực tế cho cả giai đoạn 2023-2025. Theo đó, với lần lượt độ mặn khác nhau, các địa phương kịp thời triển khai các phương án cần thiết nhằm bảo đảm nhu cầu nước sản xuất trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra gay gắt và cấp nước sinh hoạt cho người dân…
Số diện tích sầu riêng tại Đắk Nông được cấp mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu chỉ có 644,87 ha/4.105 ha diện tích cho sản phẩm, sản lượng ước đạt 7.378,3 tấn.

Đắk Nông sản xuất sầu riêng theo chuỗi giá trị

Sau khi quả sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc thì giá bán tăng cao, người dân Đắk Nông đã ồ ạt mở rộng diện tích trồng sầu riêng khiến diện tích tăng vọt, tiềm ẩn rủi ro về dịch hại và “bấp bênh” về đầu ra khi thị trường xuất khẩu có sự thay đổi. Chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng cho người dân sản xuất sầu riêng theo chuỗi giá trị gắn với mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu, bảo đảm phát triển bền vững cho trái sầu riêng.
Hội thảo tìm kiếm giải pháp mới để phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả huyện Nghĩa Hành.

Phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả ở Nghĩa Hành

Hơn 15 năm qua, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) nhất quán thực hiện chiến lược phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả với cây trồng chủ lực mới, phù hợp với thổ nhưỡng vùng ven sông. Để giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, công nghệ mới, chính quyền địa phương đã thay đổi cơ bản nhận thức của nông dân từ phương thức sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất kinh tế nông nghiệp giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi giúp nông dân có thu nhập cao, cuộc sống khấm khá sau nhiều năm thực hiện.
Cống Rạch Gầm (huyện Châu Thành) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô tới.

Tiền Giang chủ động ứng phó hạn, mặn

Dự báo năm 2024, tình trạng hạn, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn sẽ diễn ra phức tạp do tác động của hiện tượng El Nino. Để chủ động ứng phó, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đang tập trung nạo vét các tuyến kênh nhằm khơi thông dòng chảy, tích trữ nước ngọt và xây dựng nhiều cống ngăn mặn, trữ ngọt.
Một vườn chuyên canh cây mãng cầu (na) cho thu hoạch cao gấp nhiều lần so với trồng lúa ở Tây Ninh.

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu…
Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty CP Thủy sản Cafatex Hậu Giang. Ảnh | TRẦN QUỐC

Còn nhiều tồn tại, thách thức

Việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam về quản lý an toàn thực phẩm, hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta đang đối mặt không ít thách thức, đòi hỏi phải sớm khắc phục tồn tại, hạn chế để truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiệu quả và toàn diện, nhất là khi các thị trường xuất khẩu nông sản chính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)... đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
Lãnh đạo huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk thăm và kiểm tra một doanh nghiệp thu mua sầu riêng xuất khẩu trên địa bàn.

Tăng cường liên kết phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng

Ngành hàng sầu riêng đã và đang trở thành ngành hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng của Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp các địa phương trồng loại cây này nói riêng. Tuy nhiên, năm nay giá sầu riêng tăng nóng dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết đang diễn ra ở các vùng trồng sầu riêng trong cả nước, nhất là khu vực Tây Nguyên.
Đến nay, toàn tỉnh khoảng 28.625ha sầu riêng, đứng thứ 2 cả nước sau tỉnh Tiền Giang, trong đó diện tích kinh doanh là 9.815ha, với sản lượng khoảng 190.000 tấn, trong những năm tới sản lượng có thể tăng lên 300.000 tấn.

[Ảnh] Rộn ràng mùa thu hoạch sầu riêng ở “thủ phủ” của Tây Nguyên

Hiện nay, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào chính vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023. Nhờ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên thời điểm đầu vụ giá sầu riêng đạt mức trên 100.000 đồng/kg, đến nay bước vào thu hoạch chính vụ nên giá giảm xuống còn 70.000-85.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi năm 2022.
Hiện nay, giá sầu riêng ở Đắk Lắk tăng cao, đạt từ 80.000-100.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân.

Tăng cường quản lý, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu ở Đắk Lắk

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng về việc kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Quang cảnh Diễn đàn “Nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng 2023 và giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam”.

Liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng thiếu chặt chẽ và nhiều bất cập

Ngành hàng sầu riêng của Việt Nam đã và đang trở thành một ngành hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng của Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp-Phát triển nông thôn các địa phương trồng sầu riêng nói riêng. Tuy nhiên, hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết đang diễn ra ở các vùng trồng sầu riêng trong cả nước, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.
Người dân xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang chăm sóc cây cam sành. (Ảnh: NGUYỄN SỰ)

Mã số vùng trồng - “vé thông hành” cho cây ăn quả

Thời gian qua, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cây ăn quả ở các địa phương phía nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín sản phẩm và tăng kim ngạch xuất khẩu, qua đó cũng góp phần định hướng nông dân sản xuất chuyên nghiệp hơn, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu của thị trường.
Một điểm thu mua sầu riêng tại tỉnh Lâm Đồng.

Cẩn trọng khi tăng diện tích cây sầu riêng

Thời gian qua, do sầu riêng xuất khẩu tốt, giá bán cao, lợi nhuận lớn nên có tình trạng nông dân một số địa phương phát triển “nóng” loại cây trồng này. Đặc biệt, một số nơi người dân đã chặt bỏ cây trồng khác để chuyển sang trồng sầu riêng không theo cảnh báo của cơ quan chuyên môn. Việc tăng trưởng “nóng” diện tích sầu riêng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất cũng như nguy cơ cung vượt cầu.
Một cơ sở chế biến sầu riêng ở Đồng Nai.

Cơ hội và thách thức đối với ngành sầu riêng

5 năm gần đây, diện tích trồng cây sầu riêng cả nước tăng "nóng" với bình quân mỗi năm hơn 24%, trong đó, tỉnh Đồng Nai đang có diện tích đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ và thứ tư cả nước với hơn 11,3 nghìn héc-ta. Để nâng cao giá trị quả sầu riêng, việc chuyển đổi sản xuất đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu chính ngạch đang được đẩy mạnh.
Điểm mua bán vải thiều tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây để khai phá tiềm năng

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức kỷ lục hơn 5 tỷ USD. Đây là một trong những mặt hàng có sự bứt phá lớn về xuất khẩu từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, việc sản xuất, quy hoạch và tiêu thụ trái cây ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, khiến ngành hàng này chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh. Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây cần sớm được thực hiện để dần hiện thực hóa giấc mơ kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong tương lai.
Đắk Lắk hiện là địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất cả nước.

Cảnh báo thị trường sầu riêng “sập giá”

Các doanh nghiệp thu mua chế biến sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang lên tiếng cảnh báo tình trạng thị trường tiêu thụ sẽ biến động trong vài tuần tới, nếu giá bán sầu riêng tại các vườn tiếp tục giữ ở mức cao như hiện nay. Hiện tại, đang là thời điểm vào chính vụ của sầu riêng, cho nên biến động giá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thu mua chế biến trên toàn địa bàn, và người nông dân trồng sầu riêng sẽ tổn thất nặng nề.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đầu tư hơn 160 triệu đồng để đào ao trữ nước ngọt.

Trữ nước ngọt bảo vệ vườn cây tiền tỷ

Vùng đất Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) nổi tiếng với vườn sầu riêng đặc sản và chuyên sản xuất cây giống, hoa kiểng. Những năm gần đây, khi nước mặn xâm nhập sâu, người dân đã chủ động dùng nhiều cách để trữ nước ngọt, bảo vệ vườn cây tiền tỷ của gia đình mình…