Những năm qua, hoạt động sân khấu nước ta gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để tạo dựng được lượng khán giả bền vững đang là vấn đề cấp thiết khiến nhiều người yêu sân khấu trăn trở.
Trong không gian nhỏ ấm cúng, không có bục bệ sân khấu, cũng không có sự xuất hiện của diễn viên, chỉ có những người thưởng thức tập trung lắng nghe từng tiếng nấc, hơi thở, giọng nói, tiếng cười... được thể hiện bởi những người đọc giấu mặt, để rồi phiêu diêu theo mạch kịch, khám phá những miền xúc cảm bất tận... Đó là sự độc đáo làm nên sức hấp dẫn của kịch đọc - dạng thức trình diễn kịch mới mẻ đang được Sân khấu Hồng Hạc (Thành phố Hồ Chí Minh) tiên phong thực hiện.
Có vai trò dẫn dắt dư luận, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, nhưng trên thực tế, hoạt động lý luận, phê bình có phần đứng ngoài rìa đời sống sân khấu, khiến sân khấu thêm trầm lắng và ảm đạm. Đây là tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã được đề cập suốt nhiều năm qua, song chưa được giải quyết thấu đáo, gây không ít trăn trở cho những người nặng lòng với sân khấu nước nhà.
Bên cạnh những thành công, Liên hoan kịch nói toàn quốc năm 2024 vừa khép lại cũng bộc lộ phần nào những vấn đề nổi cộm của sân khấu Việt Nam thời gian qua. 23 vở diễn tham dự liên hoan được dàn dựng từ 22 kịch bản của 16 tác giả, nhưng hầu hết là kịch bản được viết từ khá lâu, không có kịch bản xuất xứ từ trại sáng tác, kịch bản của tác giả trẻ lại càng hiếm hoi. Đáng chú ý, trong số 22 kịch bản, bên cạnh 7 kịch bản về đề tài chiến tranh cách mạng, 7 kịch bản về đề tài dân gian, lịch sử, 2 kịch bản về đề tài quan hệ gia đình, chỉ có 6 kịch bản phản ánh thực trạng xã hội chống tiêu cực, tham nhũng.
Nhiều người yêu văn chương đều biết đến “Bỉ vỏ” - cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Hồng được hoàn thành vào năm 1937 và giờ đây “Bỉ vỏ” lại ra mắt khán giả yêu nghệ thuật của thành phố Cảng cùng cả nước với một "diện mạo" hoàn toàn mới trên sân khấu nhạc kịch.
Tối 24/2, đúng Tết Nguyên tiêu, tại Nhà hát thành phố Hải Phòng, Đoàn Cải lương Hải Phòng đã công diễn vở cải lương “Hào kiệt với giang sơn” - chương trình Sân khấu truyền hình Hải Phòng khởi đầu năm Giáp Thìn, nhân dịp kỷ niệm 699 năm Ngày mất của Danh tướng Vũ Chí Thắng.
Từ trước đại dịch Covid-19, có một thực tế là sân khấu đã lâm vào tình trạng khủng hoảng thiếu vắng khán giả và vấn đề càng trầm trọng hơn ở giai đoạn hiện tại.
Sau hai năm "ngủ đông" bởi đại dịch Covid-19, hoạt động sân khấu trở nên sôi nổi với các liên hoan, hội diễn được tổ chức liên tục. Nhiều đơn vị nghệ thuật đầu tư công phu dựng vở diễn mới, xây dựng kịch mục phong phú nhằm tìm lại khán giả. Dù bức tranh tổng thể có vẻ sôi động nhưng nếu quan sát kỹ, không khó thấy vẫn còn đó những khó khăn tồn đọng bấy lâu chưa được giải quyết, đòi hỏi cần có một sự bứt phá ngoạn mục để sân khấu tìm được chỗ đứng vững vàng trong đời sống hiện nay.
Chọn chất liệu cổ tích với cốt truyện và nhân vật quen thuộc, nhưng điều mà các sân khấu đã làm rất tốt là thêm yếu tố sáng tạo, bất ngờ nhưng vẫn giữ nguyên những bài học, thông điệp ý nghĩa. Chính sự vừa lạ, vừa quen này đã tạo nên sức hút rất lớn của “Bí mật trăm đốt tre” cùng “Ve Ve, Chành Chành và Hai cục bướu” trong mùa hè năm nay.
Trong các ngành nghệ thuật biểu diễn, sân khấu là loại hình có lịch sử lâu đời nhất. Ngay từ thời nhà Đinh, nghệ thuật chèo, tuồng và xiếc đã hình thành và phát triển.
Trong thời đại “bùng nổ” công nghệ với các phương tiện nghe nhìn cá nhân đang phổ biến, khán giả đến với các sân khấu biểu diễn cứ “vơi dần”, chương trình “Mang sân khấu đến với khán giả” của thành phố Hải Phòng đã giúp các nhà hát “sáng đèn”, nghệ thuật biểu diễn được đưa gần hơn với công chúng. “Mang sân khấu đến với khán giả” được ví như “Nốt thăng trong bản nhạc trầm”.
Bắt đầu từ 1/7, vào các tối thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, Nhà hát thành phố Hải Phòng sẽ “sáng đèn”. Đó là kế hoạch “Sáng đèn Nhà hát thành phố” được Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng triển khai tới các đoàn nghệ thuật của Trung ương, thành phố, các đơn vị liên quan được tổ chức chiều 24/6.
Sau 6 ngày thi tài sôi nổi, Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo toàn quốc-2023 do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức đã chính thức khép lại.
“Romeo và Juliet”-vở bi kịch bất hủ của William Shakespeare sẽ ra mắt công chúng thành phố Cảng vào cuối tháng 6. Đó là thông tin chính thức được công bố tại lễ khai trương vở diễn mới của Đoàn Kịch nói Hải Phòng tổ chức chiều 5/5.
Cách dàn dựng mới lạ, không tuân theo những quy ước truyền thống của sân khấu kịch và giống như một biên niên sử về công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, vở “Người đi dép cao-su” vừa được Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn đã mang lại nhiều cảm xúc dâng trào, xây dựng thành công hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một tác giả người nước ngoài.
Sáng 20/3, được sự đồng ý của gia đình, tại Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang tổ chức Lễ tưởng niệm Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang, nhằm tri ân và tưởng nhớ nghệ sĩ tài năng của sân khấu cải lương vừa mới ra đi.
NSND Doãn Hoàng Giang là một tên tuổi lớn của sân khấu Việt Nam hiện đại. Ông góp phần đáng kể để tạo ra thời kỳ hoàng kim rực rỡ của sân khấu giai đoạn thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Ông đã dừng cuộc rong chơi trần gian ở tuổi 85 trong sự thương nhớ của bạn bè, đồng nghiệp và khán giả, nhưng trong trí nhớ của mọi người, hình ảnh của ông mãi trẻ trung với nụ cười không bao giờ tắt.
Tối 26/11, Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ 5 năm 2022 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chủ trì, phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức đã bế mạc tại rạp Đại Nam, Hà Nội.
Theo nhận định của không ít chuyên gia nghệ thuật nước ngoài và đạo diễn các nước từng có hoạt động hợp tác với các đơn vị nghệ thuật nước ta, các nghệ sĩ, diễn viên Việt Nam được đào tạo bài bản, có nghề và tâm huyết, nhiều chương trình, vở diễn có chất lượng cao và khả năng chinh phục được thị trường khán giả nước ngoài.
Trước thực trạng khó khăn của sân khấu hiện nay khi khán giả đến với loại hình nghệ thuật này cứ vơi dần đi, việc mang sân khấu đến với khán giả tại thành phố Cảng đã bước đầu giúp các nhà hát tại đây lại “sáng đèn”. Sân khấu Hải Phòng như đã sống lại hằng đêm.
Trong tháng 2 vừa qua, ngay khi có thông tin các cơ sở, địa điểm biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội được mở cửa trở lại, các đơn vị sân khấu Thủ đô đã lập tức lên kế hoạch biểu diễn để nhanh chóng phục vụ khán giả.
Sự kiện kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam vừa qua được các nghệ sĩ trong cả nước hân hoan chào đón, ghi dấu một thế kỷ hình thành và phát triển của một loại hình nghệ thuật có nhiều đóng góp vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Thời gian chưa phải là nhiều nếu so với sân khấu dân tộc đã có hàng trăm năm và kịch nói thế giới có từ hàng nghìn năm, nhưng chúng ta có thể tự hào về sự trưởng thành của kịch nói Việt Nam.