Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: DUY LINH)

Duy trì ổn định nguồn cung nhà ở thương mại, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, việc mở rộng điều kiện được nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại bảo đảm công bằng trong tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư, giữa các địa phương, duy trì ổn định nguồn cung về nhà ở thương mại, góp phần phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh.
Thúc đẩy đô thị hóa, giải quyết nhu cầu đất ở, nhà ở cho nhân dân

Thúc đẩy đô thị hóa, giải quyết nhu cầu đất ở, nhà ở cho nhân dân

Ngày 3/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đất đai ở tỉnh Nam Định có độ phì nhiêu cao, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, cần được quản lý chặt chẽ, hiệu quả, khai thác tối ưu tiềm năng. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)

Nam Định tăng cường quản lý đất đai, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững

Tỉnh Nam Định vừa ban hành 2 văn bản quy định về một số nội dung liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp; văn bản chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2024, nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất đai, thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững.
Ảnh minh họa. (Ảnh: LÊ VIỆT)

Một số quy định cụ thể về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất

Các quy định cụ thể về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất được quy định tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 của Chính phủ quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai (sau đây gọi tắt là Nghị định 101/2024/NĐ-CP).
Công an thi hành quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Trần Văn Vũ.

Quảng Nam bắt 4 cán bộ gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 3,8 tỷ đồng

Chiều 23/7, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Núi Thành đã thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 3,8 tỷ đồng.
Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ trả lời các kiến nghị của nhân dân.

Cán bộ công chức phải tận tâm, tận tụy với công việc của nhân dân

Để kịp thời tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của nhân dân về vướng mắc trong hoàn thiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngày 23/7, Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Hội nghị đối thoại với nhân dân các xã, phường.
Bị can Phù Chí Hòa.

Bắt nguyên cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Mở rộng điều tra vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại huyện Phú Quốc (nay là thành phố Phú Quốc), tỉnh Kiên Giang từ năm 2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Tổ phó Tổ Văn phòng thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phú Quốc.
Cần quy định cụ thể việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù

Cần quy định cụ thể việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù

Theo đại biểu Quốc hội, nội dung liên quan đấu giá tài sản đối với một số loại tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, tài sản thi hành án dân sự... cần phải được quy định cụ thể, chặt chẽ trong luật để bảo đảm tính khả thi khi triển khai trên thực tế.
Cơ quan An ninh điều tra tống đạt quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam ông Nhàn.

Bắt tạm giam Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Hậu Giang

Chiều 22/2, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hậu Giang tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Lê Phước Nhàn, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang) để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Với hạ tầng đồng bộ, cảnh quan đẹp, Khu công nghiệp Bá Thiện II (Vĩnh Phúc) hấp dẫn nhà đầu tư. (Ảnh: KHÁNH LINH)

Luật Đất đai (sửa đổi) tạo đột phá cho tăng trưởng

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường đầu năm 2024 sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc hiện nay về quản lý đất đai; đồng thời góp phần kiến tạo cho sự phát triển sắp tới với tư duy, quan điểm mới. Đây là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước và có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: KHÁNH TRÌNH.

Khẩn trương đưa Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống

Luật Đất đai (sửa đổi) đã được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội Khóa XV gồm 16 chương và 260 điều có nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 2013. Để đưa Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tập trung xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Đã hai năm trở lại đây, hơn 1.000ha cây mắc-ca ở huyện Tuần Giáo do không được nhà đầu tư chăm sóc khiến cây bị vàng lá, năng suất kém.

Nhiều khó khăn trong triển khai các dự án mắc-ca tại Điện Biên

Được cấp ủy, chính quyền địa phương ủng hộ; được Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm, thường xuyên đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, song tiến độ các dự án trồng cây mắc-ca tại Điện Biên đều rất chậm. Nguyên nhân chậm đã nhiều lần được nhà đầu tư, chính quyền các huyện cùng các sở, ngành chỉ rõ, nhưng việc tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lại đang rất khó với địa phương này.
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã cơ bản tạo hành lang pháp lý đồng bộ, quy trình chặt chẽ; xác định giá đất cụ thể, bảo đảm quyền lợi của người có đất bị thu hồi.

Đắk Nông: Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP

Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã cơ bản tạo hành lang pháp lý đồng bộ, quy trình chặt chẽ; thông qua công tác định giá đất cụ thể, giá đất đã cơ bản phù hợp với giá thị trường, hạn chế thất thu ngân sách nhà nước, bảo đảm quyền lợi của người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện tại địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ xác định giá đất.
Khu đất người dân thôn Đông đã mua làm đất ở nhưng không được chuyển mục đích sử dụng.

Giải quyết dứt điểm kiến nghị của nhân dân tại Dự án Khu đô thị Lương Phong

Thời gian qua, bạn đọc ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) phản ánh việc địa phương triển khai các bước để thực hiện Dự án Khu đô thị Lương Phong có nhiều khúc mắc. Được biết, đây là một trong những dự án trọng điểm của huyện trong mục tiêu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tầm nhìn đến năm 2030.