Dự án Khu Liên hiệp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (quận Tân Phú) có nhiều sai phạm trong chỉ giới xây dựng ở một số khu. (Ảnh: celadoncitygamudaland.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sai phạm trong quy hoạch xây dựng giai đoạn 2015-2022

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2015-2022. Kết luận đã chỉ ra nhiều sai phạm, hạn chế cần xử lý, khắc phục trong công tác này đối với thành phố.
Một góc thành phố Hà Nội. (Ảnh Trần Hải)

Thực hiện phân cấp, phân quyền trong phát triển đô thị

Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị (Dự thảo Luật) vừa được Bộ Xây dựng trình Chính phủ, đã quán triệt quan điểm phân cấp, phân quyền, địa phương quyết định. Theo đó, địa phương làm, Trung ương hướng dẫn, hỗ trợ, cộng đồng tham gia, giám sát với nhiều giải pháp cụ thể, đa dạng để thúc đẩy sáng tạo không gian phát triển, nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế.
Hà Nội ưu tiên đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng phát thải thấp.

Hà Nội công bố quy định mới liên quan đến quản lý quy hoạch, đô thị

Theo Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 được công bố chiều 13/1, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 được xác định: Là thành phố “Văn hiến-văn minh-hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng; là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao vào năm 2045 và trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển vào năm 2065.
Đoàn UBND thành phố Buôn Ma Thuột tại buổi làm việc cùng AFD. (Ảnh: MINH DUY)

TP Buôn Ma Thuột thúc đẩy hợp tác với Pháp để phát triển đô thị xanh và thông minh

Từ ngày 12-14/12, Đoàn Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do ông Vũ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố dẫn đầu, đã có chuyến thăm và làm việc tại Pháp. Mục đích là để thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm với các đối tác Pháp và quốc tế về các vấn đề quy hoạch đô thị hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay cũng như mục tiêu của Việt Nam hướng tới cân bằng carbon năm 2050.
Tham tán Công sứ Phạm Thị Kim Yến dự và chứng kiến lễ ký kết bản thỏa thuận hợp tác giữa Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk và Bệnh viện thành phố Nevers. (Ảnh: MINH DUY)

Tỉnh Đắk Lắk và thành phố Nevers (CH Pháp) tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Chiều 10/12, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam, Đoàn công tác của UBND tỉnh Đắk Lắk do ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu, đã có buổi làm việc cùng ông Denis Thuriot, Thị trưởng thành phố Nevers (CH Pháp). Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh vực có thế mạnh như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, y tế, môi trường, quy hoạch đô thị.
Ðại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Ðoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) phát biểu tại Hội trường. (Ảnh Quang Khánh)

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn cần tính đến những khác biệt của đô thị lớn

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thảo luận một số nội dung của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Các đại biểu đến từ Ðoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có nhiều ý kiến liên quan những vấn đề phát sinh, thực tế phát triển của Thủ đô, cũng như những đặc thù của một đô thị lớn, đô thị đặc biệt như Hà Nội.
Công trình nhà ở “siêu mỏng, siêu méo” tại ngõ 102 đường Trường Chinh (phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội) gây mất mỹ quan đô thị. (Ảnh SƠN TÙNG)

Tìm giải pháp xóa nhà siêu mỏng, siêu méo

Cùng với quá trình giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án mở rộng tuyến phố mới trên địa bàn cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, tình trạng hàng loạt các công trình nhà “siêu mỏng, siêu méo” xuất hiện gây mất mỹ quan, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch chung đô thị. Thực trạng này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng.
Thừa Thiên Huế định hướng phát triển đô thị có bản sắc riêng. (Ảnh HOÀNG HẢI)

Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thừa Thiên Huế đã và đang hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển và hội nhập quốc tế. Cùng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tỉnh đã sẵn sàng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau gần 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh.
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã gặp và làm việc với Bộ trưởng Xây dựng, Nhà ở và Tiện ích công cộng Liên bang Nga Irek Faizullin. (Ảnh: XUÂN HƯNG)

Việt Nam và Nga thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xây dựng

Ngày 10/9, tại Thủ đô Moskva, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị dẫn đầu, đã làm việc với Bộ trưởng Xây dựng, Nhà ở và Tiện ích công cộng Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và lao động xây dựng, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga.
Quang cảnh buổi lễ.

Khai mạc Trường học Việt Nam về Quan sát Trái đất lần thứ 4

Sáng 9/9, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, Bình Định đã diễn ra Lễ khai mạc “Trường học Việt Nam về Quan sát Trái đất lần thứ 4” (VSEO4) với chủ đề “Sử dụng dữ liệu viễn thám để tạo mô hình số độ cao (DEM)”. Trường học được tổ chức từ ngày 9-13/9 với sự tham gia của hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh từ Việt Nam, Philippines và Pháp .
Hà Nội cần khai thác lợi thế từ sông Hồng. (Ảnh Hải Linh)

Hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định Phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch ngành cấp quốc gia được định hướng bởi Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và song song tích hợp với các quy hoạch ngành khác như: Quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Tháo gỡ khó khăn, bất cập về nguồn kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn

Tháo gỡ khó khăn, bất cập về nguồn kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn

Đại biểu Quốc hội đề nghị, ở những địa phương chưa cân đối được nguồn thì cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên để lập, thẩm định, quyết định đối với quy hoạch đô thị và nông thôn được lập sau ngày 16/6/2022 và quy hoạch đã được bố trí một phần kinh phí, nhưng phát sinh thêm các nhiệm vụ quy hoạch sau ngày 16/6/2022.
Phương án quy hoạch tốt phải tạo ra được giá trị gia tăng trong tương lai

Phương án quy hoạch tốt phải tạo ra được giá trị gia tăng trong tương lai

Theo đại biểu Quốc hội, nếu như phương án quy hoạch không có khả năng tạo giá trị gia tăng trong tương lai thì chỉ thu hút nhà đầu tư ngắn hạn đến đầu tư để kiếm cơ hội trước mắt và sau đó sẽ rời đi, điển hình của tình trạng này là rất nhiều những khu đô thị quy hoạch tràn lan với nhà thấp tầng, hàng trăm ha nhưng quy mô dân số rất nhỏ, không đủ thị trường để phát triển các dịch vụ.
Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, ngày 20/6/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị và nông thôn

Tuần qua, dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn được trình Quốc hội. Nhiều nội dung được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm về các giải pháp kiểm soát, quản lý, phát triển đô thị và nông thôn để hướng tới phát triển hài hòa, bền vững, gắn kết hiệu quả giữa không gian đô thị và nông thôn.
Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) phát biểu. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Bổ sung quy định về kiểm tra, giám sát quy hoạch để giảm thiểu quy hoạch "treo"

Trước thực trạng quy hoạch "treo", quy hoạch quá thời hạn nhưng không được triển khai gây khó khăn cho người dân, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện quy hoạch theo định kỳ để kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội từng giai đoạn.
Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho” trong quy hoạch đô thị và nông thôn

Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho” trong quy hoạch đô thị và nông thôn

Về định hướng nội dung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh, cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai trên thực tế.
Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn. (Ảnh: VietSuccess, 2024)

Tăng kết nối vùng để Đồng Nai bứt phá phát triển

Đồng Nai là tỉnh có vị trí trọng yếu ở khu vực phía nam, trung tâm công nghiệp và phát triển đô thị. Thế nhưng, những năm gần đây việc phát triển đô thị ở Đồng Nai chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Vậy, đâu là nguyên nhân để phát triển đô thị ở Đồng Nai thời gian tới trong bối cảnh hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia sắp đưa vào hoạt động trên địa bàn, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Chuyên gia quy hoạch đô thị.
Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực, sáng tạo để luôn trở thành động lực, đầu tàu trong nền kinh tế của đất nước.

Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước

Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới.
Xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong quy hoạch đô thị và nông thôn

Xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong quy hoạch đô thị và nông thôn

Về định hướng nội dung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thường trực Ủy ban Kinh tế đặc biệt nhấn mạnh, cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án “treo”, chậm triển khai thực hiện trên thực tế.
Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội vận hành hệ thống xử lý nước thải. (Ảnh Trần Sơn)

Cần giải pháp đồng bộ xử lý nước thải trên địa bàn Hà Nội

Công tác thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề cấp bách luôn được các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp và người dân Thủ đô quan tâm. Nhiều chuyên gia đề xuất giải pháp hữu hiệu xử lý nước thải trên địa bàn Hà Nội nhằm tránh ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và sức khỏe của con người, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, nguồn nước ngầm...