Quá trình triển khai trong thực tế cho thấy người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam/dioxin cần sự hỗ trợ nhiều mặt, từ y tế, sinh kế, đến phục hồi chức năng.
Bị đa chấn thương ở vùng sọ não, gãy xương đùi trái và gãy tay trái do lũ quét cuốn trôi và vùi lấp, người đàn ông ở Cao Bằng đang có hành trình hồi sinh đầy kỳ tích.
Hội nghị khoa học về phục hồi chức năng (PHCN) là dịp để các chuyên gia, bác sĩ, nhà nghiên cứu, và các nhà quản lý trong lĩnh vực PHCN chia sẻ kinh nghiệm, những kiến thức mới nhất và các kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến, giúp nâng cao chất lượng điều trị và dịch vụ PHCN.
Các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một trường hợp người bệnh bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm bằng phương pháp vi phẫu.
Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai vừa nhận 2 hệ thống robot huấn luyện dáng đi. Đây là hệ thống tiến tiến, hiện đại, chuyên sâu sẽ được áp dụng trong phục hồi chức năng ở các bệnh nhân tại trung tâm, đặc biệt đối với các bệnh nhân bị tổn thương thần kinh trung ương như đột quỵ, tổn thương tủy sống.
Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 12% dân số; số ca bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông cần phục hồi chức năng ngày càng gia tăng, đòi hỏi ngành phục hồi chức năng cần phải liên tiếp cập nhật các kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng phục hồi chức năng cho người bệnh.
“Sau đột quỵ, nhiều người bệnh có thể hồi phục nhưng rất khó khăn trong thực hiện những điều cơ bản như cầm bát cơm hay vệ sinh cá nhân, chưa nói đến hồi phục chất lượng cuộc sống như trước đó. Vì vậy, việc ứng dụng các thiết bị thông minh sẽ nâng cao hiệu quả hồi phục cho bệnh nhân đột quỵ nói riêng và các bệnh liên quan đến suy giảm chức năng vận động nói chung”, PGS, TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học Viện Y Dược cổ truyền Việt Nam) chia sẻ.
Với tốc độ già hóa nhanh, thời gian chuyển từ "dân số vàng" sang giai đoạn dân số già quá ngắn, nước ta nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong chăm sóc y tế, an sinh xã hội cho người cao tuổi.
Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, nhiều gánh nặng bệnh tật sau đại dịch Covid-19. Trong khi nhân lực ngành phục hồi chức năng còn yếu và thiếu, Việt Nam rất cần được quan tâm, đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, phục hồi chức năng để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Một số nghiên cứu cho thấy, tại nước ta hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, gần 7 triệu người khuyết tật và hơn 4 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học dioxin. Những đối tượng này rất cần có bệnh viện phục hồi chức năng và các cơ sở phục hồi chức năng khác để chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và hòa nhập cuộc sống.
Với 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra trong Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị y tế có giải pháp sáng tạo, phù hợp để hoàn thành các mục tiêu của chương trình.
Là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong nhiều năm qua Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ an sinh cho nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bom mìn.
Tự điều trị tại nhà sau khi bị que gỗ đâm vào đuôi cung mày bên phải trong lúc làm việc, nam bệnh nhân không ngờ bị nhiễm trùng vết thương dẫn tới uốn ván, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, nguy kịch.
Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng cho người cao tuổi mắc bệnh mãn tính ở miền bắc Việt Nam”, Đại học Kobe (Nhật Bản) và Đại học Y Hà Nội đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến chuyên đề về hoạt động trị liệu ở ASEAN.
Tỷ lệ người bệnh, người khuyết tật được tiếp cận với dịch vụ phục hồi chức năng chỉ đạt khoảng 40% trong khi nhu cầu về phục hồi chức năng sẽ tiếp tục gia tăng, đòi hỏi ngành cần phải có sự phát triển hơn nữa.