Lâm Đồng thống nhất đưa vào diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh theo dõi, chỉ đạo 1 vụ án và 2 việc, liên quan vi phạm về quản lý đất đai; công trình, dự án chậm tiến độ; quản lý sử dụng tài sản công.
Ngày 28/2, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quyết định của Trung ương mới ban hành đến hơn 40 nghìn cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức qua 1.033 điểm cầu trực tiếp kết hợp trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Nam Định xác định phòng, chống lãng phí có vị trí quan trọng như phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vừa phải đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vừa không làm ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế-xã hội.
Chiều 31/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Chiều 31/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực dự và chủ trì hội nghị. Hội nghị trực tiếp tại Thủ đô Hà Nội và được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Với vai trò nòng cốt trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, năm 2024, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an với tinh thần “4 hơn” - quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng lực lượng tiếp tục phát huy tính gương mẫu đi đầu, trước hết là phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ, với tinh thần “không ngừng, không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Sáng 26/12, Ban Chỉ đạo Thành ủy Đà Nẵng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban chỉ đạo) họp phiên thứ 10 để cho ý kiến một số nội dung và triển khai các công việc trong năm 2025.
Sáng 24/12, tại Hà Nội, báo cáo của Thanh tra Chính phủ tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, cho thấy: Sau 5 năm triển khai luật (2020-2024), các bộ, ngành, địa phương tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại 117.848 cơ quan, tổ chức, đơn vị, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 2.906 người vi phạm.
Ngày 12/12, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương phối hợp Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích để phòng, chống tham nhũng trong khu vực công - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế chống tham nhũng (9/12), Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức Tọa đàm về “Công ước Phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc (UNCAC) và vai trò của thanh niên trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” ngày 8/12, tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 90 đại biểu đại diện cho các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, các tổ chức xã hội, các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 18, chiều 6/12, Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt các văn bản của Trung ương cho cán bộ chủ chốt các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh và các địa phương.
Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kịp thời và có hiệu quả, nhất định phải tìm kiếm, triển khai các giải pháp một cách đồng bộ từ hệ thống các thiết chế xã hội đang hiện hành.
Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn; việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn…
Ngày 25/11, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Thanh tra Chính phủ phối hợp Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Nâng cao năng lực thu hồi tài sản”.
Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, từ khi còn là một cán bộ trẻ cho đến khi giữ cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu, trăn trở với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, với trọng trách là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, với nhiều quan điểm, chủ trương hết sức quan trọng, có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, thể hiện tầm nhìn, bản lĩnh, trí tuệ, nhân văn, nhân ái, đầy sức thuyết phục của người đứng đầu Đảng ta.
Chiều 13/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng phối hợp Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng tổ chức phát động “Giải Báo chí phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Khẳng định quyết tâm, tiếp nối không ngừng, không nghỉ, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tại phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh 3 yêu cầu, trong đó, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được triển khai từ cơ sở đảng, chi bộ, phải được sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Chiều nay 16/10, Đoàn kiểm tra số 4, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước.
Chiều 15/10, đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Trưởng Đoàn kiểm tra số 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cùng Đoàn công tác đã công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại tỉnh Tiền Giang.
Ngày 11/10, tại Tọa đàm “Giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức, các đơn vị đã phát động Giải Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.
Chiều 25/9, chủ trì phiên đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ với các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5. Thủ tướng Phạm Minh Chính nếu rõ: Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển; tăng cường công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng còn có những hạn chế, công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ chưa chuyển biến.
Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tác phẩm có giá trị to lớn, góp phần phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung, về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng. Tác phẩm thực sự có ý nghĩa truyền cảm hứng; đồng thời, thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đề ra quan điểm chỉ đạo và hệ thống giải pháp đúng đắn, toàn diện nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn hiện nay.
Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng, là những bài học cụ thể, thiết thực cho cán bộ, đảng viên, cho các tổ chức đảng “tự soi”, “tự sửa” để tiến bộ, là nguồn động viên, cổ vũ và quy tụ nhân dân vì mục tiêu phát triển.
Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là cẩm nang về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời cung cấp hệ thống cơ sở lý luận - thực tiễn quan trọng để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ đầu năm 2024 đến nay công tác phòng, chống tham nhũng được các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh, thể hiện sự đồng lòng, nhất trí cao trong chỉ đạo điều hành và thực hiện, đồng thời rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng.
Sáng 27/8, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Khối. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì Hội nghị.