Ngày 8/11, tại thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre), Cụm đô thị Hội viên Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Cụm đô thị Hội viên Tây Nam Bộ năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Ngày 2/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khánh thành Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải-Tiểu dự án thành phố Phan Rang-Tháp Chàm có tổng mức đầu tư 97,9 triệu USD, tương đương hơn 2.253 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA của Ngân hàng Thế giới tài trợ là 69,5 triệu USD, số còn lại là vốn đối ứng của địa phương.
Thừa Thiên Huế đã và đang hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển và hội nhập quốc tế. Cùng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tỉnh đã sẵn sàng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau gần 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh.
Chiều 1/10, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội tổ chức Hội thảo “Thủ đô Hà Nội - 70 năm sự nghiệp quy hoạch - kiến trúc và phát triển đô thị, 1954-2024”, nhìn nhận những thành tựu của công tác quy hoạch Thủ đô, nhận diện các cơ hội và thách thức, từ đó đánh giá các cơ hội, tiềm năng và giải pháp để tạo sức bật mới, thúc đẩy Thủ đô trở thành thành phố “Văn hiến-Văn Minh-Hiện đại”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định Phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch ngành cấp quốc gia được định hướng bởi Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và song song tích hợp với các quy hoạch ngành khác như: Quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, lại có quá trình phát triển công nghiệp sớm nhất ở nước ta, tỉnh Đồng Nai với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị. Thế nhưng, những năm gần đây đô thị Đồng Nai lại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Tiếp nối Chương trình Đối tác tăng trưởng đô thị trên cở sở hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam-Hàn Quốc, chiều 16/7, Đoàn công tác Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc do ngài Park Sang Woo, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Ninh. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh tiếp Đoàn.
Sáng 4/7, quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giá trị bản quy hoạch lần này được kỳ vọng sẽ tạo bệ phóng cho Đồng Nai “cất cánh”.
Tỉnh đoàn Bình Định vừa phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024, thu hút sự tham gia của 500 cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh cùng người dân.
Tại tỉnh Đồng Nai, mạng lưới đô thị chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Địa phương đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp đột phá để phát triển đô thị xứng tầm, phấn đấu hình thành “đô thị sân bay” đầu tiên của cả nước.
Huyện Vĩnh Tường đang đứng trước cơ hội phát triển mới trong bối cảnh tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh đô thị hóa, hình thành cực tăng trưởng phía nam của tỉnh, liên kết với khu vực phía tây Thành phố Hà Nội và phía đông tỉnh Phú Thọ.
Trong những năm qua, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực trong chỉnh trang, phát triển đô thị. Nhiều con kênh đen đã xanh màu trở lại; nhiều chung cư cũ được sửa chữa, xây mới; hàng chục nghìn người an cư tại những nơi ở mới tốt hơn… góp phần tạo nên diện mạo thành phố hiện đại, nghĩa tình.
Đến nay, Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa 17 về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025” đã hoàn thành cơ bản 4/19 chỉ tiêu. Để Chương trình về đích đúng hẹn, thành phố Hà Nội tập trung phân loại các chỉ tiêu còn khó khăn, vướng mắc để rà soát, tháo gỡ.
Theo lộ trình phát triển của thành phố Hà Nội đến năm 2025, sẽ có năm huyện phát triển thành quận. Trước mắt, trong năm 2023, hai huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ trở thành hai quận mới của Thủ đô. Làng lên phố là thực tế đã, đang và sẽ xảy ra.
Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến các sở, ngành liên quan về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo phương thức đối tác công tư (PPP), đồng thời lấy ý kiến với đề nghị bổ sung chức năng Cảng du lịch quốc tế tại cảng Nhà Rồng-Khánh Hội (Quận 4).
Sáng 27/6, tại tọa đàm được tổ chức ở trụ sở Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF) ở Paris, các doanh nghiệp Pháp bày tỏ mong muốn đồng hành với sự phát triển của đại đô thị phía nam Việt Nam, trong đó có các dự án phát triển cơ sở hạ tầng xanh tích hợp hoạt động dịch vụ, du lịch và kinh tế, nhằm phát huy tối đa giá trị dòng sông Sài Gòn.
Quốc hội cho phép TP Hồ Chí Minh được vay qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước và nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho vay lại, với tổng dư nợ tối đa 120% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, mô hình TOD sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lại không gian đô thị, hình thành các khu đô thị nén mật độ cao chung quanh các nhà ga, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện chỉnh trang lại đô thị, tạo thêm quỹ đất cho không gian mảng xanh và các dịch vụ công cộng.
Cho rằng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là hướng ra để giải quyết những bài toán khó về giao thông đô thị cho các thành phố lớn, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị Quốc hội cần chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến mô hình này trong các luật như: Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng… để bảo đảm tính đồng bộ.
Nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, song Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Lê Quang Mạnh nhấn mạnh quan điểm “tuyệt đối không lợi dụng việc xây dựng pháp luật để hợp thức hóa những sai phạm”.
Theo đề xuất của Chính phủ, TP Hồ Chí Minh sẽ được áp dụng thí điểm 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù về các lĩnh vực: Quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên-môi trường; ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược...
Theo Quyết định số 03 của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đã và đang nỗ lực phát triển các tuyến phố đi bộ trong không gian đô thị. Bên cạnh các tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm đã được hình thành mang lại giá trị về văn hóa, kinh tế, Thủ đô đã, đang và sẽ xây dựng thêm không gian đi bộ ở nhiều quận huyện khác.
Những cơ chế, chính sách mới đề xuất áp dụng thí điểm cho TP Hồ Chí Minh cần “mang tính đột phá”, “vượt trội” theo tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội; song cũng cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”, thành phố đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu của Chương trình.
Ngày 8/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả nghiên cứu các đề án nhánh thuộc đề án đầu tư xây dựng các huyện thành quận, hoặc thành phố giai đoạn 2021-2030.
Theo Quy hoạch định hướng, thành phố Chí Linh sẽ là đô thị trung tâm khu vực phía bắc của tỉnh Hải Dương, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, có vai trò thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng phía bắc tỉnh và vùng lân cận. Thời gian qua, thành phố tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình công ích, phúc lợi, đồng thời gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển đô thị, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân.
Với định hướng kết nối với các tỉnh, thành phố chung quanh để hình thành động lực phát triển kinh tế Vùng đồng bằng sông Hồng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung đầu tư xây dựng phát triển theo định hướng quy hoạch, hình thành một số cực tăng trưởng mới, xây dựng mô hình phát triển thành phố thuộc Thủ đô.
Ngày 17/6, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức Phiên toàn thể Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam với chủ đề “Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh”.
Trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam, sáng ngày 17/6, các đại biểu đã tham gia trao đổi, thảo luận nhiều ý kiến về những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững.