Ngay sau khi có hiệu lực thi hành, Luật Thuế 71 đã nảy sinh nhiều bất cập, đi ngược lại so với mong muốn ban đầu. Cụ thể, giá bán phân bón trong nước không những không giảm mà còn tăng lên do phải gánh phần thuế VAT đầu vào mà doanh nghiệp không được hoàn thuế do không có thuế VAT đầu ra; tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu,...
Đông Nam Bộ là khu vực có nhiều cây công nghiệp chủ lực lớn nhất nước như: Điều, cao-su, hồ tiêu và cây ăn trái. Đây đều là những cây trồng có sản phẩm xuất khẩu thuộc tốp đầu, mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam. Vì thế, người dân và doanh nghiệp ở Đông Nam Bộ rất quan tâm đến chất lượng và giá cả các loại phân bón bởi đây là vật tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Ðồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 90% khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón không hợp lý phần nào khiến đất trồng lúa bị suy thoái. Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón đang là thách thức của vùng.
Ngày 7/10, tại xã Xuân Hòa, Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình "Mang sinh kế cho bà con vùng bão lũ” năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Báo Nông thôn ngày nay tổ chức nhằm hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống sau thiên tai.
1.650 gói hỗ trợ sinh kế sẽ về với người dân chịu thiệt hại sau cơn bão số 3 của 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái qua Chương trình "Mang sinh kế cho người dân vùng bão - lũ" các tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tổng trị giá chương trình lên tới 3 tỷ đồng.
Ngày 2/10, tại Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024.
Sáng 29/8, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó đề xuất đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Ngày 8/8, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Đoàn thanh tra liên ngành đã bàn giao hồ sơ, chuyển vụ việc kinh doanh phân bón giả sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thọ Xuân tiếp tục điều tra, xử lý.
Tại Việt Nam, thời gian qua việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học... trong sản xuất dẫn đến tiêu diệt hệ sinh vật có ích trong đất, giảm độ tơi xốp và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, từ đó làm ảnh hưởng “sức khỏe” đất, cây trồng, thoái hóa đất nông nghiệp.
Thời gian qua, doanh nghiệp phân bón sản xuất trong nước phản ánh, do phân bón không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào, làm tăng giá phân bón mà còn khiến các doanh nghiệp phân bón nội địa mất lợi thế cạnh tranh so hàng nhập khẩu. Trước bất cập này, các đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc dự thảo quy định áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với phân bón. Tuy nhiên, việc áp mức 0% hay 5% cần phải cân nhắc thật kỹ để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nông dân và doanh nghiệp.
Ngay khi Luật Thuế 71/2014/QH13 (Luật Thuế 71) có hiệu lực, thực tế triển khai đã phát sinh vướng mắc. Cụ thể, sản phẩm phân bón từ đối tượng đang chịu thuế giá trị gia tăng 5% về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ chi phí đầu vào đều tính vào giá thành sản xuất, khiến giá phân bón trong nước tăng cao, nông dân và doanh nghiệp sản xuất gặp khó.
Theo đại biểu Quốc hội, cả 2 phương án áp dụng mức thuế VAT 5% và 0% đối với phân bón đều mang lại lợi ích và tác động nhất định, do đó cần tiếp tục tính toán kỹ lưỡng lợi ích chi phí của 2 phương án để Quốc hội có thêm cơ sở lựa chọn phương án tối ưu.
Góp ý vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc dự thảo quy định áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón và kiến nghị cân nhắc việc áp dụng mức thuế suất này.
Ngày 9/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) chính thức khởi động dự án Sử dụng phân bón đúng. Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD, do Cục Bảo vệ thực vật là chủ dự án và Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) là cơ quan thực hiện dự án.
Tiêu thụ phân bón ở Việt Nam khoảng 10 triệu tấn mỗi năm, trong đó phân bón vô cơ chiếm 75-80%. Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là một vấn đề lớn trong sản xuất lúa gạo, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Đây là một trong những nội dung chính được đưa ra thảo luận tại Hội thảo “Khởi động dự án phân bón đúng”, tổ chức ngày 9/4, tại Hà Nội.
Theo phản ánh của người dân trồng na tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, sau khi dùng phân bón hữu cơ của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc (gọi tắt là Công ty Sông Lam) được ba tuần, toàn bộ vườn na Hoàng Hậu đang cho thu hoạch của gia đình có hiện tượng trổ vàng lá. Mặc dù đã tập trung cứu chữa cho vườn na, nhưng na vẫn bị chết...
Năm 2023 là năm thuận lợi đối với nông nghiệp Việt Nam khi các mặt hàng nông sản chủ lực đang được mùa, được giá và người làm nông nghiệp phấn khởi sau thời gian gặp nhiều khó khăn trong những năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo về Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam sáu tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023. Đây là hoạt động thường niên của Bộ Tài chính, được tổ chức trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái.
Ngày 28/6, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, Phòng Cảnh sát môi trường đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến hành lấy mẫu gần 80 tấn phân bón do Công ty Cổ phần quốc tế Nông nghiệp Sài Gòn Xanh, địa chỉ tại số 1, Cụm công nghiệp Quốc Quang Long An, huyện Bến Lức, tỉnh Long An sản xuất để giám định theo quy định.
Chiều 26/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức họp báo chuyên đề cung cấp thông tin về việc không khởi tố hình sự về các tội buôn bán hàng cấm, sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón đối với những vi phạm xảy ra tại Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Thuận Phong (sau đây gọi tắt là Công ty Thuận Phong). Đây là vụ việc được dư luận cả nước quan tâm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo nước này có thể giảm sản lượng dầu để đáp trả việc các nước phương Tây áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu xuất khẩu của Nga.
Ngày 6/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022 doanh thu ước đạt gần 15.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 5.300 tỷ đồng.
Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố chương trình hỗ trợ toàn diện trị giá 14 tỷ USD cho khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong giai đoạn 2022-2025, nhằm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng lương thực hiện tại, đồng thời cải thiện an ninh lương thực trong dài hạn cho khu vực.
Ngày 9/9/2022, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã phối hợp với cục Bảo vệ thực vật (BTVT)-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Sử dụng phân bón Phú Mỹ tiết kiệm-cân đối-hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bền vững” trên cây lúa vụ hè thu tại xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 26/8, tại thành phố Vinh (Nghệ An), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ đông 2021, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông 2022 các tỉnh phía bắc. Đại diện lãnh đạo 32 tỉnh, thành phố phía bắc tham dự hội nghị.
Ngày 20/8, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết, LHQ đang phối hợp với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm vượt qua các rào cản để đưa các mặt hàng phân bón và lương thực của Nga ra các thị trường trên thế giới.
Ngày 11/8, Bí thư thường trực Bộ Tài chính Thái Lan Krisada Chinavicharana cho biết, Chính phủ Thái Lan sẽ triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm giảm tác động của cuộc khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu tới nền kinh tế nước này.
Ngày 15/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về phương án cơ cấu lại dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP-2 Lào Cai và dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án VTM).