Chiều 24/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân chính thức khai trương Trang thông tin đặc biệt và tổ chức buổi tọa đàm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và “Những việc cần làm ngay”.
Không chỉ có giá trị trong những ngày đầu tiên của sự nghiệp Đổi mới, “Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn mang sức sống thời đại, góp phần định hướng và động viên cán bộ, đảng viên, quân dân cả nước trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, cũng như trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Chiều 24/4, Báo Nhân Dân chính thức khai trương Trang thông tin đặc biệt Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và “Những việc cần làm ngay” tại địa chỉ http://nguyenvanlinh.nhandan.vn. Trang thông tin tiếp tục hiện thực hóa chiến lược chuyển đổi số của Báo Nhân Dân, kết hợp thông tin, dữ liệu chính thống với công nghệ và các ý tưởng sáng tạo, nhằm số hóa những tư liệu đặc biệt quý giá về xây dựng Đảng.
Đã lâu rồi, dư luận nhân dân, cán bộ cả nước bất bình về việc làm và bán hàng giả, về việc buôn lậu thuốc lá và nhiều mặt hàng xa xỉ ngoại quốc gây bệnh chảy máu vàng và ngoại tệ; làm cho nhiều cơ sở sản xuất bị đình đốn, công nhân thất nghiệp; Nhà nước thất thu thuế.
Ba chương trình sản xuất (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) đang trên đà phát triển. Do đó, đời sống nhân dân ta đã từng bước ra khỏi khó khăn.
Hàng ngoại hóa các mặt hàng xa xỉ, đến cả cây tăm tre, củ kiệu muối, nước dừa, v.v. cũng bỏ vàng, bỏ ngoại tệ mạnh ra để nhập! tại sao không dành dụm vàng và ngoại tệ để nhập nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu, v.v. phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp?
Ở phố Hàng Mã, từ xưa có bán đủ mặt hàng giả, hàng mã làm bằng giấy, bằng tre, người ta mua về đem cúng lễ, rồi đốt đi cho người nhà đã chết ở âm phủ dùng.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất để đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi cơn khủng hoảng là phải đẩy mạnh sản xuất, tức là đẩy mạnh việc thực hiện 3 chương trình: sản xuất nông nghiệp (trong đó lương thực, thực phẩm đứng hàng đầu), sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời Bộ Cơ khí, Bộ Năng lượng cũng phải có chương trình để phục vụ 3 chương trình trên.
Đảng và Nhà nước ta đang tập trung sức tháo gỡ để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, cởi trói cho kinh tế quốc doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế khác đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Trên thị trường đã xuất hiện nhiều mặt hàng mới, chủng loại đa dạng, phong phú, kiểu dáng đẹp, chất lượng ngày càng được nâng lên. Đó là điều đáng mừng.
Báo Đồng Khởi (Bến Tre) số ra ngày 4/3/1989 trong mục “Đối thoại với Ban Biên tập” có trả lời câu hỏi của bạn đọc Trần Kim Ca: Nếu phải chọn lựa giữa đưa tin bài chống tiêu cực và viết nhân tố mới thì Ban Biên tập chọn đăng tin bài nào? Bài báo có đoạn viết:
Qua hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng, các cấp, các ngành từ Trung ương xuống đến cơ sở đã phát huy dân chủ, đã gây được phong trào cách mạng của quần chúng lao động chân tay và trí óc vượt khó khăn sáng tạo ra nhiều mô hình làm ăn tốt trong nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, phân phối lưu thông...
Đã nhiều năm nay, việc phân phối vật tư, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất quốc doanh làm theo cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp nên đã gây ra nhiều bất hợp lý và tiêu cực.
1- Để đẩy mạnh ba chương trình sản xuất nông nghiệp (mũi nhọn là lương thực, thực phẩm), hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu thì vấn đề giải quyết nguyên, nhiên, vật liệu là một nhân tố rất quan trọng. Phải tìm mọi biện pháp để tăng khối lượng cung cấp, kết hợp với sử dụng hết sức tiết kiệm.
Bộ Chính trị và Ban Bí thư mới ban hành hai văn kiện mà các ngành, các đoàn thể, các cấp từ trung ương đến cơ sở, các báo chí, đài phát thanh, truyền hình... cần làm ngay, cần thực hiện ngay thật tốt.
Hiện tượng buôn lậu hàng hóa của bọn tư sản nước ngoài như các mặt hàng vải, quần áo may sẵn, nhiều hàng tiêu dùng đắt tiền ở nhiều thành phố, nhiều tỉnh của nước ta để rút vàng của ta, qua con đường Campuchia, Lào, qua đường biển, v.v. xảy ra ngày càng nhiều.
Vừa qua, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mở một cuộc họp của đại biểu đoàn viên toàn quốc bàn về phát động thanh niên tham gia phong trào chống tiêu cực, xây dựng tích cực.
Tôi nhận được thư của một bạn đọc, trong thư có đoạn viết: “Chúng tôi đang công tác tại một nước nhỏ. Ở đây bộ phận thường trú của Đài Phát thanh và Truyền hình Việt Nam có bốn người, theo lệ đã định được sắm một ô-tô Toyota 7.500 đôla Mỹ, một Honda 850 đôla. Cơ quan Thông tấn xã thường trú có sáu người cũng được sắm như thế. Cơ quan thường vụ hai người cũng một Toyota. Đại diện hàng không hai người cũng thế. Còn cơ quan đại diện Ủy ban Hợp tác kinh tế thì phải nhiều hơn. Sứ quán lại phải nhiều hơn nữa.
Hiện nay trong ngành giáo dục đang có hàng vạn đơn xin thôi việc. Lý do: Cuộc sống nhà giáo quá chật vật, đồng lương ít ỏi, phương tiện làm việc thiếu thốn, sức khỏe giảm sút. Điều kiện học tập của con em chúng ta ở nhiều nơi rất tồi tệ. Trường lớp chật chội, dột nát. Bàn ghế xiêu vẹo. Thiếu bảng, thiếu phấn, thiếu giấy, thiếu mực. Năm, sáu học sinh dùng chung một bộ sách giáo khoa.
Ngày 11/6/1987, báo Lao Động tố cáo Bạch Kim Khánh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Hà Sơn Bình phạm pháp trong việc cấp giấy tờ gian lận cho một số cá nhân đi học đại học, đi lao động hợp tác ở nước ngoài.
Báo Đại Đoàn kết (1/6/1987) đăng bài “Sự thật ở xã Đồng Tiến” tố cáo việc Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng công an xã Đồng Tiến (Châu Giang, Hải Hưng [1]) câu kết với nhau lợi dụng chức quyền để làm bậy, trù dập cán bộ, nhân dân, kinh doanh trái phép, vi phạm pháp luật và nguyên tắc Đảng.
Những vụ tiêu cực ở Tổng cục Trang bị kỹ thuật - Bộ Nông nghiệp (cũ) mà báo chí đã đưa ra hơn một năm nay, chưa được giải quyết thỏa đáng. Dư luận đang bất bình và đòi hỏi câu trả lời nghiêm túc.
Nghị quyết Trung ương 2 khẳng định phải “xóa bỏ ngay tất cả các hình thức cấm đoán lưu thông, chia cắt thị trường theo địa giới hành chính, giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các đường giao thông trong cả nước”. Hội đồng Bộ trưởng cũng đã ra Quyết định 80/CT về vấn đề này.
Đồng chí Bộ trưởng Nội thương đã gửi thư cho báo Nhân Dân (6/6/1987), thư có viết: “Thời gian qua, tệ tiêu cực trong ngành thương nghiệp ngày càng phổ biến, có lúc, có nơi nghiêm trọng...