Từ Mỹ trở về quê hương, anh Mai Hoàng Anh đã dành 7 năm tập trung phát triển một phương pháp học tiếng Anh mới mẻ, phù hợp với người Việt Nam. Phương pháp này được truyền lại từ Tiến sĩ Nguyễn Trọng Giao, từng được Văn phòng Chính phủ giới thiệu đến Bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2018 nhằm triển khai rộng rãi.
Chiều 26/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm "Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?" nhằm ghi nhận ý kiến cũng như đề xuất của các cơ quan chức năng, chuyên gia và nhà quản lý giáo dục về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Tại Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) và Trường Đại học City St George’s - Đại học London, với sự hợp tác cùng Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Kiến thức ngoại giao và Ngoại ngữ (CEFALT) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, mở ra chương mới trong hợp tác đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục quốc tế tại Việt Nam.
Trước những bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thị trường lao động trong và ngoài nước ngày càng trở nên khắc nghiệt, dẫn đến sự cần thiết về nâng cao các mặt năng lực nói chung, kỹ năng ngoại ngữ nói riêng cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường.
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời xây dựng, phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của người học. Những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nhiều giải pháp đổi mới giáo dục tiểu học, nhất là trong dạy học ngoại ngữ, tin học và triển khai tổ chức dạy học giáo dục địa phương theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các cơ sở giáo dục ở bậc tiểu học được khuyến khích thực hiện xã hội hoá theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ để tăng cường thời lượng học; khuyến khích dạy học ngoại ngữ qua các chủ đề Toán và Khoa học; dạy học một số môn học bằng tiếng nước ngoài.
Sau 2 ngày diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, chiều 28/6, sau khi làm bài thi Ngoại ngữ, khoảng 90 nghìn thí sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc kỳ thi với tâm trạng thoải mái, kỳ vọng đạt kết quả tốt để vào các trường đại học như mong muốn.
Sau 4 tháng triển khai đã có tới gần 15 nghìn tác phẩm tranh tài tại Sân chơi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới", tự tin thi đua học tập, phát triển năng lực, hoàn thiện bản thân, trau dồi kỹ năng sử dụng tiếng Anh.
Chỉ còn hơn hai tháng nữa là tới kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập ở Hà Nội, vì vậy đây là thời điểm các thầy, cô giáo và học sinh lớp 9 tập trung cao độ để hoàn thành chương trình năm học và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi có tính cạnh tranh cao này.
Những năm gần đây, chứng chỉ ngoại ngữ IELTS được xem là “giấy thông hành” tuyển thẳng vào lớp 10 của nhiều địa phương dẫn đến thực trạng học sinh đổ xô đi học, luyện thi IELTS. Việc tuyển thẳng của các địa phương vừa không đúng quy chế, vừa tạo ra sự bất bình đẳng giữa học sinh các vùng.
Trong số hơn 100 đại biểu của thành phố Hà Nội tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028, Vũ Thu Hằng, sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những gương mặt nổi bật. Hằng sở hữu thành tích xuất sắc trong cả học tập và hoạt động ngoại khóa.
Trong 10 năm trở lại đây, việc triển khai dạy, học ngoại ngữ tại Việt Nam phát triển rất nhanh, nhất là ở các vùng miền có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi, các thành phố lớn. Cùng với việc phát triển về quy mô thì chất lượng dạy và học cũng tăng lên đáng kể.
Chiều 29/6, tại Đà Nẵng, buổi thi môn Ngoại ngữ - môn cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023 đã hoàn thành, các thí sinh đã trải qua hai ngày thi trong tiết trời nắng nóng, tâm trạng các em cũng đã được thả lỏng hơn sau khi bước ra khỏi phòng thi.
Sáng 27/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức Diễn đàn các câu lạc bộ, đội nhóm tiếng Anh học sinh, sinh viên lần thứ II năm 2022 với nhiều hoạt động như Cuộc thi English Club Online Voting, Lễ ký cam kết “Hỗ trợ học tập ngoại ngữ cho 10 nghìn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc”.
Đến trưa 12-6, các thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2021-2022 đã kết thúc hai bài thi đầu tiên là môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ. Nhìn chung ngày đầu của kỳ thi diễn ra an toàn.