Học tiếng Anh qua những dự án lồng tiếng, viết truyện và đóng kịch

NDO - Từ Mỹ trở về quê hương, anh Mai Hoàng Anh đã dành 7 năm tập trung phát triển một phương pháp học tiếng Anh mới mẻ, phù hợp với người Việt Nam. Phương pháp này được truyền lại từ Tiến sĩ Nguyễn Trọng Giao, từng được Văn phòng Chính phủ giới thiệu đến Bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2018 nhằm triển khai rộng rãi.
0:00 / 0:00
0:00
Mai Hoàng Anh - chàng trai từng "ngại" và né tranh tiếng Anh và nay trở thành nhà phát triển một phương pháp tiếng Anh "siêu tốc".
Mai Hoàng Anh - chàng trai từng "ngại" và né tranh tiếng Anh và nay trở thành nhà phát triển một phương pháp tiếng Anh "siêu tốc".

Phương pháp mà Mai Hoàng Anh phát triển có tên BBST, là viết tắt của các chữ cái trong tiếng Anh, bao gồm: “Bionics” - bắt chước thiên nhiên, “Biological Sensors” - cảm biến sinh học và “Time logic” - logic thời gian; kết hợp thành một phương pháp học tiếng Anh trong thời gian ngắn.

Áp dụng nguyên lý logic thời gian vào việc học ngữ pháp, BBST giúp người học hiểu và nhớ các thì của động từ thay vì học thuộc. Đáng chú ý, phương pháp này còn có thể giúp học viên thành thạo 18 thì trong ngữ pháp tiếng Anh chỉ qua một sơ đồ nguyên lý.

Mong muốn góp phần nâng tầm giáo dục

Ít người biết rằng, trước khi đi du học, Mai Hoàng Anh là người... không biết gì về ngoại ngữ, thậm chí không hề thích học tiếng Anh. Nhưng cũng chính vì vậy, anh càng thấu hiểu sự lo lắng của những người chưa có nền tảng vững chắc khi phải "đối mặt" với tiếng Anh, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Bỗng nhiên, anh tình cờ biết tới Tiến sĩ Nguyễn Trọng Giao khi tham dự buổi hội thảo về phương pháp BBST.

"Sau khi tham dự buổi hội thảo, tôi vô cùng ấn tượng và lập tức liên hệ với thầy để ngỏ ý muốn học hỏi về phương pháp này. Dù đã hơn 80 tuổi, thầy vẫn gửi email cho tôi hằng ngày, chia sẻ những phương pháp giáo dục mà thầy từng nghiên cứu", anh Mai Hoàng Anh chia sẻ.

Nhiệt huyết của người thầy tuổi đã ngoài bát tuần đã truyền cảm hứng, trở thành nguồn động lực để chàng trai từng hết sức né tránh tiếng Anh muốn phổ biến phương pháp BBST thật rộng rãi đến cộng đồng học sinh, sinh viên, mở ra cho các bạn trẻ thêm nhiều cơ hội trong thời đại hội nhập.

Quả thật, phương pháp trên đã gây ấn tượng với rất nhiều người ngay khi vừa tiếp cận. Tuy nhiên, khi Hoàng Anh đề cập đến việc chung tay phát triển BBST, thì nhiều người lại khuyên anh nên... từ bỏ.

"Phần lớn bạn bè tôi đều cho rằng, giáo dục là lĩnh vực khó, lại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong thời đại hiện nay. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Lúc đó, tôi tin rằng phương pháp này sẽ mang lại không chỉ những giá trị tích cực mà còn triết lý giáo dục sâu sắc", anh nhớ lại.

"Học mà chơi, chơi mà học"

Thực tế, khi bắt tay vào phát triển BBST, Mai Hoàng Anh thấy mình ngày càng "trẻ ra" vì được tiếp xúc với nhiều lứa học viên, trở thành nhân tố gắn kết giúp họ nâng cao khả năng ngoại ngữ, nỗ lực vươn tới thành công trong học tập và cuộc sống.

Động lực ấy thôi thúc anh ngày đêm phân tích, nghiên cứu và bồi đắp để phương pháp này có thể ứng dụng một cách dễ dàng hơn với thật nhiều đối tượng học viên, nhất là tăng tính thực hành, giảm bớt gánh nặng lý thuyết.

Trước rất nhiều khó khăn, trở ngại, anh và các cộng sự đã sáng lập ra Trung tâm ODIN Language với hướng đi dựa trên việc áp dụng phương pháp BBST cải tiến. Trời không phụ lòng người, số lượng học viên đăng ký sau khi được học thử cách học tiếng Anh "siêu tốc" ngày càng tăng cao.

Học tiếng Anh qua những dự án lồng tiếng, viết truyện và đóng kịch ảnh 2

Phạm Đức Mạnh, sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Thương mại.

Chị Đào Phương Anh, nhà đồng sáng lập Trung tâm, cho biết: "Không giống với những phương pháp truyền thống, BBST tập trung tạo môi trường học tập tự nhiên, khuyến khích người học sử dụng toàn bộ các giác quan như nghe, nói, đọc, viết để nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức.

"Học viên được học ngoại ngữ qua các dự án như lồng tiếng, âm nhạc, viết truyện, phỏng vấn, đóng kịch... nhằm kích thích tư duy sáng tạo, giúp ghi nhớ, áp dụng kiến thức một cách tự nhiên nhất qua những mục tiêu cụ thể mà họ theo đuổi", chị Phương Anh nói.

Thống kê cho thấy, hiện có tới hơn 7 nghìn học viên đã và đang sử dụng phương pháp BBST. Bạn Phạm Đức Mạnh, sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Thương mại, cho hay: "Trên lớp, các thầy, cô giáo rất chú trọng kỹ năng giao tiếp thay vì chỉ tập trung vào từ vựng hay công thức đơn thuần để thi cử. Vì thế, học viên đều được thường xuyên giao tiếp qua các trò chơi, hoạt động nhóm, giúp kiến thức được tiếp thu một cách tự nhiên".

Cũng theo học viên Phạm Đức Mạnh, ngoài giờ học ở Trung tâm, các bạn trẻ thường "bắt chước" những câu thoại tiếng Anh xuất hiện trong phim như cách được học trên lớp. Nhờ đó, sự tự tin cũng như khả năng phát âm được cải thiện đáng kể.