Bão, lũ ở các địa phương phía bắc vừa qua khiến ngành nông nghiệp nước ta thiệt hại rất lớn, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt hơn 4.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cũng như bà con nông dân đang nỗ lực khôi phục sản xuất. Nhiều giải pháp được đưa ra như: Tiêu thoát nước ở những diện tích bị ngập; bảo đảm lượng giống để khôi phục sản xuất; ưu tiên gieo trồng những loại rau ăn lá ngắn ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng…
Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc đề nghị các quốc gia phái cử lao động phối hợp khảo sát nguyện vọng, giới thiệu người lao động đăng ký dự tuyển theo chương trình EPS trong ngành nông nghiệp có thể chuyển sang đăng ký dự tuyển trong ngành lâm nghiệp.
Thời gian gần đây tình trạng châu chấu tre lưng vàng xuất hiện tại một số địa phương như Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La gây hại nghiêm trọng đến cây trồng. Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp đã lên phương án phòng chống dịch hại này.
Ngày 12/4, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng Vũ Thị Bích Hậu đã thông tin về một số chính sách thúc đẩy ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian vừa qua. Trong đó, có 4 chính sách lớn liên quan các mũi nhọn của ngành: thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Ngày 29/3, tại tỉnh Bến Tre, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (Trưởng khối) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua khối các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, diện tích cây ăn quả có múi toàn tỉnh đạt 10,24 nghìn ha, trong đó diện tích kinh doanh đạt 9,17 nghìn ha. Sản lượng niên vụ 2022-2023 ước 21 vạn tấn, giá trị thu nhập bình quân ước đạt 330-350 triệu đồng/ha/năm.
Năm 2023 là năm rất khó khăn đối với nền kinh tế trên toàn thế giới nói chung, với Việt Nam nói riêng, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Bên cạnh những khó khăn đó, ngành còn phải hứng chịu những thách thức riêng, ảnh hưởng trực tiếp, như hạ tầng còn yếu kém, chế biến chưa sâu, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu. Mặc dù vậy, nhìn lại kết quả của 1 năm qua, ngành nông nghiệp vẫn đạt được con số tăng trưởng tích cực 3,83%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã có buổi trao đổi với báo chí để cùng điểm lại những kết quả của ngành trong năm qua và đưa ra những định hướng cho năm mới 2024.
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, song giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp (GDP) vẫn tăng cao, ước đạt 3,83%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây.
Mùa nước nổi năm nay không lớn, nông dân hai tỉnh Tiền Giang, Long An tranh thủ bơm hút nước, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và gieo sạ đồng loạt vụ lúa đông xuân 2023-2024. Việc gieo sạ sớm để né rầy nâu và tránh hạn, mặn được dự báo sẽ diễn ra gay gắt trong mùa khô tới nhằm bảo đảm thắng lợi vụ lúa này…
Tiền Giang được mệnh danh là vương quốc trái cây với hơn 82.300 ha, sản lượng 1,65 triệu tấn trái/năm. Nhiều loại nông sản được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga... Tuy vậy, tỉnh vẫn không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nông sản để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trong thời gian qua, công tác tuyển sinh và đào tạo nhân lực ngành nông lâm ngư nghiệp đang phải chứng kiến suy giảm nhanh của số lượng học sinh, sinh viên theo học. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân đó là do thu nhập của lao động trong ngành nông, lâm và thủy sản còn thấp, chỉ bằng khoảng 50% so với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay trên cả nước có khoảng 50 cơ sở đào tạo đại học có đào tạo các chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thủy lợi.
Ngày 23/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất; kết hợp tổng kết đánh giá kết quả công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023.
Năm 2022, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất luôn ở mức cao; thị trường quốc tế diễn biến phức tạp bởi tác động của xung đột Nga-Ukraine; chính sách của một số nước bảo vệ sản xuất trong nước; hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu được dựng lên ngày càng nhiều... Tuy nhiên, vượt qua các thách thức đó, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng, là điểm sáng của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.
Hàng chục ý kiến của các nhà nông, hợp tác xã và doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, đề cập các nội dung liên quan đến sản xuất và các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp... đã được trình bày và giải đáp tại buổi đối thoại giữa Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng với nhà nông.
Kỳ thi tiếng Hàn năm 2022 cho lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp sẽ diễn ra lần lượt vào tháng 8 và tháng 9 tới.
Mưa bão gây sạt lở đất, nắng nóng kéo dài gây cháy rừng, khai thác gỗ trái phép, làm đường giao thông và công trình điện… là những nguyên nhân làm biến động giảm hơn 2.850 ha rừng tự nhiên ở Quảng Nam.
Năm 2021, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra. Ngành nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua khó khăn của năm 2021 một cách ngoạn mục.
Tại buổi làm việc với các đơn vị chuyên môn của Bộ về xây dựng 4 quy hoạch ngành quốc gia, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Lê Minh Hoan đề nghị các đơn vị xây dựng 4 đề án quy hoạch ngành bên cạnh việc cần bảo đảm các vấn đề về kỹ thuật cũng cần chú trọng cả yếu tố kinh tế: “Phải làm sao để cùng một lượng ngân sách bỏ ra nhưng quy hoạch đem lại nhiều lợi ích nhất”.