5 năm qua, với việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Trong khuôn khổ phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội sáng 31/10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục phải xây dựng bộ máy nhà nước bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết, dù đã tiết kiệm được một khoản ngân sách để dành cho cải cách tiền lương, trong thời gian tới, vẫn cần nhiều nguồn lực để phục vụ công tác này. Do đó, nếu không nâng cao năng suất lao động thì sẽ gặp khó trong huy động nguồn lực để tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương.
Sáng 26/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia. Diễn đàn được tổ chức bởi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngày 17/5, Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính, thuộc Học viện Hành chính quốc gia phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học, với chủ đề “Năng suất lao động trong cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng -Thực trạng và giải pháp”.
Kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 4,95 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 280 nghìn đồng, tương ứng với tăng 5,9% so thu nhập bình quân năm 2022.
GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so năm trước, đưa quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành đạt khoảng 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD.
Một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 đặt ra là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm .
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội bày tỏ lo lắng khi trong số 5/10 chỉ tiêu năm 2023 dự kiến không hoàn thành, có chỉ tiêu quan trọng, phản ánh chất lượng tăng trưởng cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhưng ba năm qua không đạt kế hoạch, đó là chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án về chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động để thúc đẩy và đưa năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải, Việt Nam sẽ chỉ khác biệt và thịnh vượng trong kỷ nguyên số nếu chúng ta kịp thời có chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tình trạng nắng nóng gay gắt xuất hiện kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện làm việc của công nhân ngành Than. Nhằm chăm lo và bảo đảm sức khỏe cho người lao động, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam(TKV) đã có nhiều giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, phòng, chống nắng nóng cho người lao động.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu không có giải pháp tổng thể, toàn diện để phát huy lợi thế của nguồn nhân lực trong thời kỳ dân số vàng, nước ta sẽ phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy về an sinh xã hội trong tương lai, đồng thời đứng trước nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vừa công bố mới đây cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã có nhiều cải thiện cả về giá trị và tốc độ. Lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam tăng mạnh trong 10 năm qua.
Một trong những trụ cột để Việt Nam hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng là duy trì tăng trưởng cao dựa trên thúc đẩy năng suất lao động, nuôi dưỡng nền kinh tế đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế gắn với độc lập, tự chủ.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh đề nghị sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia để thực hiện nhiệm vụ điều phối, phối hợp các động lực tăng trưởng năng suất quốc gia của Việt Nam; đồng thời, quyết tâm hoàn thiện môi trường, thể chế pháp luật để có thể triển khai thành công các chỉ đạo, chính sách của Đảng, Chính phủ về thúc đẩy năng suất lao động.
Hai năm qua, kể từ thời điểm công bố Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam (4/10) năm 2020 đến nay, có thể thấy đã có nhiều chuyển biến, thay đổi quan trọng trong nhận thức xã hội về tầm quan trọng và giá trị của kỹ năng lao động.
Dữ liệu công bố bởi Bộ Thương mại Mỹ ngày 4/11 cho biết, thâm hụt thương mại của nước này đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 9 do xuất khẩu sụt giảm.
Phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt là một trong những yêu cầu cấp thiết để tạo điều kiện chuyển đổi sang cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), qua đó giúp tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, theo khuyến nghị từ nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).