Theo đó, nhập siêu tăng 11,2% lên mức kỷ lục 80,9 tỷ USD, trong khi xuất khẩu giảm 3% xuống còn 207,6 tỷ USD trong tháng 9.
Xuất khẩu hàng hóa cũng giảm mạnh 4,7% xuống 142,7 tỷ USD. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ khủng hoảng cung ứng cho sản xuất công nghiệp, với xuất khẩu dầu thô giảm 1 tỷ USD.
Trong khi đó, nhập khẩu tăng 0,6% lên mức kỷ lục 288,5 tỷ USD. Nhập khẩu hàng hóa tăng 0,8% lên 240,9 tỷ USD, cũng là mức cao kỷ lục.
Ngoài ra, nhập khẩu vật tư và nguyên liệu công nghiệp đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2014. Nhập khẩu tư liệu sản xuất cũng đạt mức cao kỷ lục, tương tự đối với nhập khẩu hàng phi xăng dầu và các mặt hàng khác.
Ước tính nhập khẩu có khả năng vẫn ở mức cao do các doanh nghiệp Mỹ đang tăng cường nhập hàng trong bối cảnh dự trữ đã cạn.
Thâm hụt thương mại trong quý III năm nay đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ chỉ ở mức 2%/năm, mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Nhập siêu đang là lực cản đối với tăng trưởng GDP Mỹ trong 5 quý liên tiếp.
Bên cạnh đó, năng suất lao động Mỹ cũng đã giảm mạnh trong quý III năm 2021, xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua, trong khi chi phí lao động tăng, cho thấy lạm phát cao vẫn có thể kéo dài trong thời gian tới.
Bộ Lao động Mỹ ngày 4/11 cho biết, sau khi chỉ tăng với tốc độ 1,1% trong quý II, chi phí lao động đã bật tăng tới 8,3% trong quý III, mức tăng cao nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2014.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năng suất lao động đã giảm 5% trong quý trước. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ quý II năm 1981, theo sau tốc độ tăng trưởng 2,4% trong cùng kỳ năm 2021.
So với quý III năm 2020, năng suất lao động Mỹ đã giảm 0,5%, cho dù số giờ làm việc đã tăng 7% trong quý trước, cao hơn hẳn so với đà tăng 5,9% được ghi nhận trong quý II năm 2021.