Đại diện Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trao bò giống tặng đồng bào dân tộc La Ha, xã Liệp Tè.

Sơn La giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại các xã, vùng khó khăn của tỉnh Sơn La đã ổn định, không còn tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm nương hay tái trồng cây thuốc phiện như trước. Cùng với đầu tư đường, điện, trường, trạm, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân…
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: DUY LINH)

Đổi mới quy trình làm việc, tăng chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ

Sáng 7/8, phát biểu kết luận cuộc làm việc với 3 ủy ban của Quốc hội với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy ban sớm chuẩn bị kế hoạch cho nội dung về đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch 5 năm và kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ (nội dung này Quốc hội dự kiến sẽ xem xét tại Kỳ họp thứ 10).
Gia đình anh Hoàng Văn Bình ở xóm Khe Mong, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ thoát nghèo nhờ được đầu tư bò giống.

Cần thêm nguồn lực để phát triển bền vững

Theo quy định, các xã khu vực III, khu vực II thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 sau khi được công nhận chuẩn nông thôn mới sẽ xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng với các xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày có quyết định công nhận. Tuy nhiên trên thực tế, các xã này chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và vẫn rất cần nguồn lực hỗ trợ để phát triển bền vững.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng được xây dựng khang trang từ vốn phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. (Ảnh MINH TUẤN)

Đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa do vậy điều kiện phát triển kinh tế còn hạn chế, hạ tầng thiết yếu thiếu thốn. Ba tỉnh nêu trên đã “dồn” nguồn lực của các chương trình để xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm cho bà con, giúp vùng cao khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, vướng mắc, cần được tháo gỡ.
Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam Dương Quyết Thắng đến tận nhà thăm hỏi hộ vay làm ăn hiệu quả.

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc tại Vĩnh Long

Chiều 27/10, đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương do Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam Dương Quyết Thắng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Long về giám sát thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Trường tiểu học Tân Định, xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương xây dựng trên phần đất Nông trường cao su Nhà Nai (Công ty cổ phần cao su Phước Hòa) hiến tặng địa phương.

Nhiều doanh nghiệp ngành cao su chung sức xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhiều doanh nghiệp ngành cao su đã thể hiện vai trò cầu nối quan hệ trên địa bàn đóng chân, tham gia tích cực vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương, góp phần đưa phong trào “Toàn ngành chung sức xây dựng NTM” ngày càng hiệu quả và phát triển bền vững.
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp đoàn công tác của Tập đoàn Samsung. (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ)

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho

Tại cuộc tiếp đoàn công tác của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) ngày 24/2, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Sau hơn 30 năm thiết lập, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc tiến triển vượt bậc, thực chất và toàn diện. Trong đó, hợp tác đầu tư của Tập đoàn Samsung là một minh chứng sinh động.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang động viên dân làng Đê Kjêng (xã Ayun, huyện Mang Yang) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia vùng Tây Nguyên

Ngày 10/2, tại thành phố PleiKu (Gia Lai), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; nghe báo cáo về những khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ, đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới…
Sản xuất sản phẩm tinh bột nghệ Vi-cumax Nano của Công ty TNHH nhà máy Curcumin Bắc Hà (TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ).

Giải pháp hiện thực hóa hai chương trình mục tiêu quốc gia

Sau ba năm triển khai, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra bước tiến mới, mang tính “bước ngoặt” trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch ở các địa phương trong cả nước. Nhờ đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo, giúp nhiều hộ dân làm giàu, đồng thời giúp các địa phương hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.