Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14/11 đã phạt Tập đoàn công nghệ Meta 797,72 triệu euro (840 triệu USD) vì vi phạm các quy định chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 1/10, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình thông tin, trong trưng bày thành tựu đổi mới sáng tạo 2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) Hà Nội khai mạc vào sáng nay (1/10), một số hình ảnh, sản phẩm tiêu biểu của du lịch Quảng Bình được Tập đoàn Meta và Google lựa chọn để giới thiệu các công nghệ mới và sự hợp tác với Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp cựu CEO Google Eric Schmidt cùng một số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cũng như quỹ đầu tư hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới như Apple, Meta...
Nhu cầu kính thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR/AR) dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2025, với mức tăng trưởng lên tới 41,4%, nhờ sự ra đời của các thiết bị có giá cả phải chăng hơn và việc tích hợp các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI).
Tập đoàn Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, đã bị cơ quan giám sát tiêu dùng của Brazil phạt 36 triệu USD vì để quảng cáo lừa đảo xuất hiện trên nền tảng của mình.
Ngày 14/8, Meta Platforms đã chính thức “khai tử” CrowdTangle, một công cụ được các nhà nghiên cứu, tổ chức giám sát và nhà báo sử dụng rộng rãi để theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội, đặc biệt là để theo dõi cách thông tin sai lệch lan truyền trên các nền tảng của công ty này.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không tin vào hình thức “hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo” trên mạng xã hội. Không tin tưởng dịch vụ yêu cầu thanh toán trước các khoản phí.
Meta xác nhận đã quyết định đình chỉ việc sử dụng các công cụ AI tạo sinh ở Brazil và cho biết đang làm việc với cơ quan bảo vệ dữ liệu nước này nhằm giải quyết những hoài nghi của nhà chức trách đối với công nghệ nói trên.
Ngày 6/6, nhóm bảo vệ quyền riêng tư NOYB có trụ sở tại Vienna (Áo) đã đệ đơn khiếu nại Tập đoàn Meta tại 11 nước thuộc Liên minh châu Âu, cho rằng những thay đổi chính sách bảo mật dự kiến của hãng công nghệ Mỹ sẽ cho phép công ty sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân để huấn luyện các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI).
Được thúc đẩy nhờ thị trường chứng khoán đạt mức cao nhất mọi thời đại, đây là một năm kỷ lục đối với những người giàu nhất hành tinh khi cổ phiếu công nghệ tăng vọt nhờ sự bùng nổ của AI.
Những nội dung được tạo ra bởi các các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm “đánh lừa công chúng về một vấn đề quan trọng” sẽ bị gắn nhãn “High-risk” (rủi ro cao).
EU đã mở cuộc điều tra về việc liệu các công ty công nghệ Apple, Google và Meta có vi phạm quy định trong Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của EU hay không.
Ngày 9/11, công ty công nghệ Google, công ty Meta Platforms và mạng xã hội TikTok đã giành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý đối với luật của Áo, trong đó yêu cầu các công ty và nền tảng công nghệ nói trên phải xóa phát ngôn gây thù hận trên mạng xã hội, nếu không phải chịu mức phạt lên tới 10,69 triệu USD.
Bộ trưởng Truyền thông Malaysia Fahmi Fadzil cho rằng, nếu các mạng xã hội xem nhẹ vấn đề này, Chính phủ Malaysia sẽ không loại trừ khả năng áp dụng cách tiếp cận và quan điểm cứng rắn.
Trước những rủi ro ngày càng lớn từ sự bùng nổ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), giới lập pháp đang thúc giục các công ty công nghệ có trách nhiệm và thận trọng trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm AI. Đối mặt với sức ép, các công ty bước đầu đưa ra những cam kết nhằm giảm mối đe dọa của AI, dù rằng từ lời nói đến hành động còn cần nhiều nỗ lực và thời gian.
Việc triển khai phiên bản web của Threads sẽ cho phép người dùng đăng nhập vào nền tảng tiểu blog này từ máy tính của họ, thay vì chỉ đăng nhập thông qua ứng dụng cài đặt trên các thiết bị di động (hệ điều hành iOS và Android) như hiện nay.
Trong giai đoạn đầu năm 2016 đến cuối năm 2017, Meta đã sử dụng Onavo, một dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) để thu thập vị trí, thời gian và tần suất sử dụng các ứng dụng điện thoại thông minh của người dùng và các trang web mà họ truy cập nhằm phục vụ mục đích thương mại riêng.
Theo dữ liệu của công ty thăm dò Sensor Tower, số người sử dụng nền tảng Threads hằng ngày đã giảm gần 70% sau khởi đầu ấn tượng khi thu hút hơn 100 triệu người dùng chỉ trong 1 tuần đầu ra mắt.
Ứng dụng Threads của Meta Platforms cán mốc 100 triệu lượt đăng ký chỉ trong vòng 5 ngày kể từ khi ra mắt, trong khi chatbot ChatGPT của OpenAI phải mất 2 tháng để đạt số lượng người dùng nói trên.
Ứng dụng Threads có nhiều điểm tương đồng với Twitter khi cho phép đăng tải các bài viết ngắn tối đa 500 ký tự, có thể đính kèm đường link, hình ảnh và video kéo dài đến 5 phút.
Vụ kiện tập trung vào một khiếu nại của Meta sau khi cơ quan quản lý chống độc quyền của Đức năm 2019 yêu cầu 'gã khổng lồ' này dừng việc thu thập dữ liệu của người dùng mà không có sự đồng ý của họ.
Động thái tung ứng dụng mới Threads của Meta diễn ra chỉ vài ngày sau khi Twitter thông báo tạm thời hạn chế số người dùng có thể đọc các bài đăng trên trang mạng xã hội này.
Alphabet và Meta cảnh báo sẽ ngừng cung cấp các nội dung tin tức cho người dùng Canada nếu nước này thông qua dự luật buộc các "gã khổng lồ" công nghệ phải trả tiền cho các nhà xuất bản.
Ngày 1/6, Tập đoàn Meta cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm hạn chế một số người dùng và nhà xuất bản xem hoặc chia sẻ một số nội dung tin tức trên các trang mạng xã hội Facebook và Instagram ở Canada.
Với tiềm năng phát triển to lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ví như thỏi nam châm thu hút đầu tư mạnh mẽ, không chỉ từ các doanh nghiệp mà nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng, các nước cũng nhanh chóng thiết lập “rào chắn an toàn” nhằm kiểm soát những nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ tiên tiến này.