Theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) giao thông phải bảo đảm hài hòa lợi ích, các bên cung cấp vốn phải có trách nhiệm cùng chia sẻ rủi ro, có giải pháp cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi vay, điều chỉnh phương án trả nợ phù hợp.
Khó khăn trong giải phóng mặt bằng, tiến độ quá chậm, ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh - đó là thực trạng của nhiều dự án giao thông trọng điểm tại Hà Nội, đòi hỏi các ngành, các địa phương liên quan phải vào cuộc với tinh thần quyết liệt, khẩn trương hơn.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Ðầu tư, Luật Ðầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) và Luật Ðấu thầu. Trong đó, Chính phủ đề xuất sửa đổi nhiều nội dung trong Luật PPP, nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật ở lĩnh vực này.
Thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể những khó khăn, vướng mắc của dự án BOT giao thông trong cả nước và xây dựng giải pháp xử lý phù hợp.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Thảo luận tại nghị trường, các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để bổ sung vào Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) sửa đổi nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn” cho các dự án hạ tầng giao thông.
Sáng 30/10, các Đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) và Luật Đấu thầu.
Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Nghiệm, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại tổ của Quốc hội chiều 26/10.
Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục hướng đến mục tiêu chiến lược, kiên định tham gia các lĩnh vực của hạ tầng giao thông, sau công trình cầu, đường, hầm sẽ là các công trình đường sắt.
Bắt đầu từ 0 giờ hôm nay (ngày 29/12), 41 dự án BOT đường bộ (gồm 47 trạm thu phí) sẽ thực hiện điều chỉnh tăng giá vé theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.
Tỉnh Cao Bằng tuy có lợi thế đường biên giới dài hơn 333km tiếp giáp với Trung Quốc, nhưng lại không có thế mạnh của “khung trời, cửa biển”, không có sân bay, cảng biển. Những rào cản của hạ tầng giao thông đã khiến Cao Bằng chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh ngang tầm.
Liên quan đến vấn đề nâng tỷ lệ vốn Nhà nước cho các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị nâng tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án PPP đường cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh lên 70% và dự án đường ven biển Thái Bình lên 80%.
Tại phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, 7/11, theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, vấn đề đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức PPP tiếp tục được các đại biểu Quốc hội đặt ra đối với Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng.
Nhấn mạnh đầu tư đường sắt cần ngân sách rất lớn, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội để kêu gọi, huy động tất cả các nguồn lực kể cả từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa và từ các tổ chức tài chính quốc tế để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Theo nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã giải quyết được các vấn đề vướng mắc do chính các quy định pháp luật chưa phù hợp thực tế. Các đại biểu đề xuất, phần góp vốn ngân sách Nhà nước trong các dự án theo phương thức đối tác công-tư (PPP) có thể tăng tỷ lệ lên tối đa 70% là phù hợp thực tiễn...
Mới đây, trong tọa đàm “Doanh nghiệp ngành giao thông vận tải với sự nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hội nhập quốc tế”, đại diện một số doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước đã chia sẻ hết sức tâm huyết về cơ chế, chính sách nhằm khơi thông dòng vốn đầu tư các dự án giao thông theo hình thức đối tác công-tư (PPP),...
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 được kỳ vọng sẽ tạo “cú huých” trong huy động vốn từ khu vực tư nhân trong phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam, giúp giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.