Ngày 10/10, Trường đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Thị trường bất động sản Việt Nam trong bối cảnh sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản".
Sáng 14/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thường kỳ thứ 31 để xem xét, cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền. Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Sáng 7/3 tại Nhà Quốc hội, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV khai mạc.
Sáng nay, 19/2, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5.
Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường đầu năm 2024 sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc hiện nay về quản lý đất đai; đồng thời góp phần kiến tạo cho sự phát triển sắp tới với tư duy, quan điểm mới. Đây là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước và có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Sau Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hữu quan thực hiện rà soát kỹ thuật văn bản sau thông qua. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký chứng thực văn bản Luật đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là 2 luật với tầm mức đặc biệt quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và mong mỏi của cử tri, người dân.
Luật Đất đai (sửa đổi) đã được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội Khóa XV gồm 16 chương và 260 điều có nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 2013. Để đưa Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tập trung xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ bố trí nguồn lực, chuẩn bị ngay các điều kiện bảo đảm, ban hành và triển khai kế hoạch cụ thể để nhanh chóng đưa Luật Đất đai (sửa đổi) vào cuộc sống.
Sáng 18/1, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 3,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc kỳ họp. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Theo quan điểm của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi khuyến khích việc nộp tiền sử dụng đất hằng năm thay vì thu một lần là một quan điểm mới, vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp, vừa nắn chỉnh nguồn thu theo hướng kích thích thu từ sinh lợi đất đai.
Sáng 17/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp trong kỳ họp bất thường lần thứ 5, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần cụ thể hóa yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, theo đó hỗ trợ tái định cư phải dành vị trí thuận lợi nhất cho người có đất bị thu hồi, bảo đảm người dân phải di dời chỗ ở có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Sáng 15/1, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Thứ hai, ngày 15/1/2024, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 nội dung, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV dự kiến xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV và xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị bố trí nội dung lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại 3 phiên của Kỳ họp thứ 6 theo đề xuất của Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần làm rõ hơn về phương pháp định giá đất, lập bảng giá đất, chế độ quản lý, sử dụng một số loại đất dành cho giáo dục, y tế, thể thao, quốc phòng-an ninh, cũng như vị trí, chức năng, của tổ chức phát triển quỹ đất và cơ chế huy động nguồn tài chính...
Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế, trong quá trình thảo luận dự án Luật Đất đai (sửa đổi), có ý kiến đề nghị nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng việc cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền, tránh tình trạng hợp thức hóa cho các sai phạm về thẩm quyền giao đất.
Chiều 2/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc, nghe báo cáo về công tác tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và một số nội dung lớn của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Hôm nay (21/6), Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ 20 của Kỳ họp thứ 5 để thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), một trong những dự án luật thu hút sự quan tâm rất lớn của cử tri và nhân dân trong thời gian qua.
Khi tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quá lớn, dẫn đến giảm sự cạnh tranh về giá hàng hóa, dịch vụ, cạnh tranh về thu hút đầu tư, không tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, cần thiết phải có nguyên tắc định giá đất bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục quy định bảng giá đất được ban hành hằng năm để bảo đảm giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, bổ sung quy định về chuyển tiếp thực hiện theo hướng tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết 31/12/2025 để các địa phương có đủ thời gian để xây dựng, ban hành bảng giá đất mới theo quy định mới của Luật Đất đai.
Hôm nay (9/6), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội cho ý kiến lần 2 đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một trong những dự án luật thu hút sự quan tâm rất lớn của cử tri và nhân dân trong thời gian qua.
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời xem xét, thông qua 8 dự án Luật và 3 dự thảo Nghị quyết, với khối lượng chương trình về xây dựng pháp luật nhiều gấp đôi các kỳ họp trước.
Tham gia ý kiến trong phiên thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chiều 11/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu một số nội dung cần tiếp tục rà soát để hoàn thiện sâu sắc hơn, trong đó nhấn mạnh cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị xem xét lại thành phần Hội đồng thẩm định giá đất theo hướng nâng cao tính chuyên môn của Hội đồng, bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định giá và cơ quan quyết định giá đất.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định bảng giá đất được ban hành hằng năm để bảo đảm giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường, tuy nhiên bổ sung quy định về chuyển tiếp thực hiện theo hướng tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết 31/12/2025 để các địa phương có đủ thời gian để xây dựng, ban hành bảng giá đất mới theo quy định mới của Luật Đất đai.