Sáng 1/10, ông Vi Văn Phúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lượng Minh (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), cho biết: Vào lúc 22 giờ 20 phút ngày 30/9, trên địa bàn xã Lượng Minh đã bất ngờ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhà cửa và tài sản của nhân dân.
Sáng 1/10, thầy giáo Nguyễn Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh (ở bản Minh Tiến, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), cho biết: khoảng 22 giờ 20 phút đêm 30/9, sau trận mưa lớn kéo dài, nước từ trên khe Mạt bất ngờ đổ xuống khiến trường học bị ngập nặng, nhà trường phải tổ chức sơ tán học sinh khẩn cấp.
Theo thông tin mới nhất của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia trong 24 giờ tới do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới qua khu vực Bắc Bộ nối với hoàn lưu của vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 3 nên từ đêm 8/9 đến ngày 11/9 ở khu vực Yên Bái tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 150-300mm, có những điểm trên 400mm, cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.
22 giờ ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, một trận lũ quét gây lở núi xảy ra rạng sáng ngày 3/8 ở vùng núi Khang Định, Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Là huyện biên giới của tỉnh Quảng Nam, Tây Giang thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở, lũ quét. Không để đồng bào Cơ Tu cùng bà con dân tộc thiểu số khác sống ở triền núi, sông suối có nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương lập làng mới, đưa dân về nơi an toàn. Với phương châm "lo xa để tránh họa gần", việc xây dựng làng mới và khu định cư không chỉ tạo nơi ở an toàn của nhân dân mà còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới Tây Giang.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thị xã Sa Pa (Lào Cai) cho biết, vào lúc 12 giờ 54 phút ngày 7/10, lực lượng cứu hộ địa phương đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng bị lũ cuốn mất tích, xảy ra tại xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, cách đây gần 1 tháng.
Chiều 27/9, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai), lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lào Cai 2 đã trao 500 triệu đồng cho lãnh đạo xã này để ủng hộ nhân dân địa phương khắc phục hậu quả lũ ống xảy ra tại đây.
Chiều 22/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm hỏi gia đình các nạn nhân của lũ ống tại xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai, đến nay có rất nhiều tỉnh, thành phố, tổ chức và cá nhân trong và ngoài tỉnh Lào Cai đã quyên góp, hỗ trợ tiền, lương thực, vật dụng sinh hoạt giúp đồng bào xã Liên Minh, thị xã Sa Pa sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.
Ngay sau khi xảy ra trận lũ ống tàn khốc, gây thiệt hại nặng nề tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa), Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã công bố Quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai tại đây, nhằm tập trung mọi nguồn lực, phương tiện để khắc phục hậu quả, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.
Chiều 14/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thị xã Sa Pa (Lào Cai) cho biết, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 2 thi thể nạn nhân bị lũ ống cuốn trong đêm 12/9, tại xã Liên Minh, thị xã Sa Pa.
Đêm 12/9, mưa rất lớn, chỉ trong thời gian ngắn đã hình thành lũ ống bất ngờ trên các sông, suối ở thị xã Sa Pa và các huyện Bát Xát, Văn Bàn của tỉnh Lào Cai. Lũ ống tàn khốc tràn qua thôn Nậm Than, xã Liên Minh (Sa Pa) trong đêm tối, đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của người dân.
Tính đến 11 giờ trưa 13/9, thiệt hại về người do đợt mưa lớn gây nên lũ ống ở tỉnh Lào Cai đã lên tới 15 người. Cụ thể, đã có 4 người chết, 6 người mất tích và 5 người bị thương do lũ ống và sét đánh.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đêm 12/9, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra lũ quét, sạt lở đất làm 7 người chết và mất tích.
Đêm 12/9, tại địa bàn thị xã Sa Pa có mưa rất to, lũ ống đột ngột đổ về. Tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa) đã có 2 người chết, 4 người mất tích. Còn tại xã Phìn Ngan (huyện Bát Xát) đã có 1 người mất tích.
Cuối ngày 18/8, Văn phòng Ủy ban nhân huyện Mường Khương (Lào Cai) cho biết, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn huyện và chính quyền xã La Pán Tẩn (Mường Khương) đã đến thăm hỏi và hỗ trợ gia đình nạn nhân bị lũ ống cuốn tử vong và chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại địa phương.
Do ảnh hưởng của mưa vừa, mưa to nhiều ngày nước từ đầu nguồn chảy về, tại xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã xảy ra lũ ống trên suối thôn Khe Dẹt, xã Phong Dụ Thượng, khiến 1 em nhỏ bị lũ cuốn trôi.
Trưa 7/8, bà Nông Thị Thu Hà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai cho biết, đang huy động tối đa phương tiện và lực lượng tại chỗ để tìm kiếm nạn nhân bị lũ ống cuốn mất tích tại địa phương.
Ðược chuyển ra nơi ở mới an toàn để ổn định cuộc sống là mong muốn đã nhiều năm của các hộ dân (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống và vùng rừng phòng hộ đầu nguồn. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, nhiều dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng nguy hiểm chậm tiến độ, không hiệu quả. Thực trạng đó đã và đang khiến hàng trăm hộ dân sống trong cảnh thấp thỏm âu lo khi mưa lũ về.
Ngày 3/8, ông Lê Xuân Cương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) cho biết, đang huy động lực lượng tại chỗ, tích cực tìm kiếm cháu bé 2 tuổi, bị lũ ống cuốn mất tích.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, từ đêm 27 đến chiều 28/7, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được từ 100mm đến 142mm, đã gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa màu của nhân dân và một số công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
Sáng 20/7, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do đồng chí Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, thành viên Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại tỉnh Hòa Bình.
Từ Trung tâm điều hành của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Văn Thành chỉ đạo các địa phương cần bám sát thường xuyên các thông tin về khí tượng thủy văn, không ngừng, không nghỉ, bảo đảm an toàn cho người dân sau bão.
Sáng 27/9, đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về huyện miền núi Trà Bồng kiểm tra công tác di dời dân vùng có nguy cơ sạt lở núi.
Chiều 26/9, Tỉnh ủy Quảng Ngãi phát đi công văn số 1247-CV/TU yêu cầu yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với bão số 4.
Tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương miền núi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, trượt lở đất đá, tiếp tục tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường để chủ động di chuyển đến nơi an toàn .
Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (Lào Cai) cho biết, do mưa lớn kéo dài, vào lúc 8 giờ 30 phút sáng 15/7, đã xảy ra lũ ống cuốn theo đất đá vùi lấp mặt đường, gây ách tắc giao thông cục bộ đèo Ô Quý Hồ, trên quốc lộ 4D, từ Sa Pa đi Lai Châu.
Sáng nay 17-4, UBND huyện Văn Bàn (Lào Cai) cho biết, trận lũ ống cường độ mạnh, xảy ra trong đêm, đã làm hai người dân bị chết, 25 ngôi nhà và hàng chục ha hoa màu bị vùi lấp, hư hỏng. Quốc lộ 279 từ Lào Cai đi Lai Châu bị ách tắc cục bộ.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, cơn bão số 9 vừa rồi là mạnh nhất trong 20 năm qua, cùng với lượng mưa đã vượt qua các chỉ số đo lịch sử, tạo ra tổ hợp các dạng thiên tai. Do đó, nếu dựa trên cơ sở khoa học thì không nên kết luận các vụ sạt lở vừa qua tại Rào Trăng 3, Trà Leng... là do thủy điện.