Sự bất ổn trong quá trình tiếp tục tái cấu trúc chuỗi cung ứng khu vực và thế giới đã tác động tới triển vọng thương mại toàn cầu. Xuất, nhập khẩu của Việt Nam dự báo có thể tăng hơn 10% trong năm nay và cao hơn một chút vào năm 2025 nhờ sự phục hồi dần của nhu cầu bên ngoài. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn đối mặt không ít rủi ro tiềm ẩn.
Trong chiến lược phát triển hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long, logistics đóng vai trò rất quan trọng. Tối ưu hóa chi phí logistics để giảm bớt rủi ro, tăng sức cạnh tranh hàng hóa xuất, nhập khẩu là góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của khu vực.
Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, chiều 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.
Là cửa ngõ giao thương quốc tế, gắn kết chặt chẽ với vùng Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên và Ðồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các trung tâm trung chuyển hàng hóa và kết nối hoạt động logistics.
Ðịnh hướng đến năm 2030, Ðông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; trung tâm khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao; phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại, đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng… Ðể thực hiện mục tiêu này, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng giữ vai trò cốt lõi.
Nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn, tỉnh Lạng Sơn đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, cung ứng các dịch vụ logistics. Nhờ đó, quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa diễn ra khá thuận lợi, thông suốt và hiệu quả.
Nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com dành cho doanh nghiệp (B2B) đã chính thức ra mắt dịch vụ logistics trực tuyến toàn diện dành cho các nhà bán hàng Việt Nam nhằm tối ưu hóa quy trình thương mại quốc tế.
Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược và là xu thế chung toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Với ngành logistics, xanh hóa không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh địa chính trị thế giới và kinh tế có nhiều thay đổi, xu hướng mở rộng tìm đối tác của các doanh nghiệp xuyên biên giới sẽ trở thành cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và kinh doanh.
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí là cửa ngõ giao thương, gắn kết chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, do đó, có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các trung tâm trung chuyển hàng hóa và kết nối hoạt động logistics không chỉ cho Vùng kinh tế trọng điểm phía nam mà còn cho cả nước.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. Đây là yếu tố quan trọng đưa năng suất lao động ngành nông nghiệp của thành phố tăng bình quân khoảng 21%/năm trong những năm gần đây.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, ngành dịch vụ logistics Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
Với vị trí địa chính trị đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu mạnh, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu và thương mại điện tử luôn ở mức hai con số, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động logistics trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển dịch vụ logistics đặc biệt tại các địa phương.
Chiều 22/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã tham dự Hội nghị đối thoại giữa Bộ Giao thông vận tải với gần 200 doanh nghiệp hàng hải và đường thủy nội địa.
Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong lĩnh vực logistics. Với những lợi thế đặc thù về thương mại và vận tải quốc tế, thành phố đã và đang có vị thế lý tưởng để trở thành trung tâm logistics của khu vực phía nam và cả nước.
Là tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước, Ðồng Nai có nhiều lợi thế trong phát triển thương mại, dịch vụ logistics. Trong bối cảnh sân bay quốc tế Long Thành đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn, Ðồng Nai đang trở thành "thỏi nam châm" thu hút các nhà đầu tư.
Ngày 24/11, tại Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh), Công ty Cổ phần Tân Cảng Tây Ninh, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (Quân chủng Hải quân) tổ chức lễ khởi công cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài. Đây là giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp với phương châm “Mang cảng đến gần hơn với khách hàng” tại Tây Ninh và vùng giáp ranh Việt Nam-Campuchia.
Đây là thông tin được Amazon, sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, công bố tại Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới được tổ chức vào sáng nay, 17/10, tại Hà Nội.
Những năm qua, tỉnh Hà Nam đạt tốc độ phát triển kinh tế nhanh và liên tục, trở thành tỉnh khá trong khu vực nhờ đóng góp lớn từ sản xuất công nghiệp. Định hướng đến năm 2030, Hà Nam phấn đấu nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu vùng đồng bằng Bắc Bộ về phát triển công nghiệp, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Một điểm nhấn trong quá trình đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025) vào cuộc sống, phải kể đến quyết tâm thực hiện bốn lĩnh vực đột phá của Tỉnh ủy Đồng Nai trong nửa nhiệm kỳ qua, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh nhà phát triển toàn diện.
Nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, cơ quan hải quan đã chủ động triển khai nhiều chương trình cải cách, hiện đại hóa hoạt động hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp logistics đẩy nhanh tốc độ vận chuyển, giao nhận hàng hóa.
Logistics không chỉ là cầu nối mà còn là "đòn bẩy" để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, thời gian vận chuyển ngày càng gay gắt trên thương trường quốc tế. Do đó, hình thành các trung tâm lớn và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiện đại là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp.
Những năm gần đây, logistics Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hằng năm đạt từ 14-16%. Môi trường kinh doanh, chất lượng dịch vụ, kết cấu hạ tầng logistics đang dần được nâng cao đã góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Đối với ngành nông nghiệp, logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng và được xác định là lực đẩy để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt.
Ngày 27/4, tại Kỳ họp thứ 13 (chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa X đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 24/3, tại kỳ họp lần thứ 11, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về mục tiêu và nhiệm vụ phát triển thành phố trong thời gian tới.