Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2024 sẽ mở ra cơ hội cho các chủ thể OCOP tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan đại diện, và các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, việc gặp gỡ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Triển lãm sẽ hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc đổi mới tư duy sản xuất và tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững.
Với xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn cầu, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước tham gia. Trong khi đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất lớn, cung cấp nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, theo đánh giá, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự nắm bắt, tận dụng các cơ hội, vẫn đang dò dẫm tìm đường tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia Antonio Tanjani, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đoàn công tác tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mở rộng tại Italia trong 2 ngày 16 và 17/7.
Trong bối cảnh địa chính trị thế giới và kinh tế có nhiều thay đổi, xu hướng mở rộng tìm đối tác của các doanh nghiệp xuyên biên giới sẽ trở thành cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và kinh doanh.
Căng thẳng tại Biển Đỏ đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh đó nhiều doanh nghiệp vận tải đã chuyển hướng, đa dạng hóa phương thức vận tải, nhìn nhận lại chiến lược thị trường của mình và mở rộng sang các thị trường mới.
Quy mô của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn được dự báo có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới trong bối cảnh sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành này đang rất khốc liệt.
Lần đầu tiên một hội nghị chuyên sâu về chuỗi sản xuất thông minh được tổ chức tại Việt Nam để tìm kiếm sự hợp tác, hiện thực hoá cơ hội đưa Việt Nam trở thành mắt xích sản xuất mới của châu Á trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chiều 24/3, tại thành phố Mỹ Tho, tiếp tục chương trình công tác tại Tiền Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội trên địa bàn.
Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 hướng đến thúc đẩy tư duy hợp tác, thu hút nguồn lực, xây dựng nền tảng hợp tác đa phương để thiết lập bệ phóng cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Với mục tiêu phát triển kinh tế cân bằng, tỉnh Bình Dương đang tập trung phát triển hạ tầng thương mại dịch vụ nhằm mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững, tạo sự kết nối cho các doanh nghiệp địa phương và Vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong giao thương quốc tế, kết nối chuỗi cung ứng chất lượng cao toàn cầu.
Chiều 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Hạ Nghị sĩ Quốc hội, Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP - đảng cầm quyền tại Nhật Bản), ông Hagiuda Koichi đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Ngày 4/7, Công ty ô-tô Toyota Việt Nam (TMV) và Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) đã ký biên bản ghi nhớ dự án hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô-tô nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô-tô.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 25/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh: Sáng kiến ngũ cốc Biển Ðen về thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã giúp đưa hơn 20 triệu tấn lương thực trở lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Guterres khẳng định, Liên hợp quốc đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại đối với việc xuất khẩu các sản phẩm ngũ cốc và phân bón của Nga. Liên hợp quốc kêu gọi các bên tiếp tục thực hiện và gia hạn hiệu lực sáng kiến này vào tháng 3 tới.
Hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực quản lý theo hướng hiện đại, đào tạo nhân lực, thúc đẩy phát triển xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu… Đây là đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi tiếp ông Andy Campion, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Nike (Hoa Kỳ) chiều 1/12, tại Trụ sở Chính phủ.
Thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài thì điều đáng mừng là hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đủ năng lực tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chính phủ Đức vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế “đầu tàu” của châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn như số ca mắc Covid-19 gia tăng đột biến, doanh nghiệp gặp khó vì chuỗi cung ứng gián đoạn, trong khi lạm phát tăng cao.
Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đề phòng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về biến thể Omicron.
Ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với 3 đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản thuộc Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN): ông Hideo Ichikawa; ông Masayoshi Fujimoto và ông Masayuki Hyodo.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, tờ Wall Street Journal số ra ngày 1/9 cho biết hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy trên khắp châu Á gặp nhiều khó khăn trong tháng 8, do tình hình phức tạp của dịch Covid-19 tại khu vực này. Tình trạng này làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra nhiều trở ngại cho quá trình phục hồi kinh tế của khu vực.
Trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu là điều các doanh nghiệp Việt mong muốn nhằm nâng cao doanh thu cũng như giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, việc này không dễ.