Ngày 8/10, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Badr Abdelatty và người đồng cấp Mỹ Anthony Blinken đã điện đàm, thảo luận về nỗ lực giảm căng thẳng ở Liban và Dải Gaza.
Giám đốc WFP tại Liban cho rằng Liban không có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hỗ trợ dân thường trong xung đột hiện nay do một loạt thách thức mà nước này gặp phải trong suốt nhiều năm qua.
Israel đã phát động một chiến dịch không kích dữ dội nhằm vào Hezbollah kể từ ngày 23/9, khiến hơn 1.100 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Không quân Israel đã đánh chặn hai tên lửa đất đối đất phóng từ Liban về phía khu vực Carmel và thành phố Haifa, hầu hết trong số 25 quả rocket được phóng từ Liban vào khu vực Tây Galilee.
Theo hãng thông tấn NNA của Liban, máy bay chở 55 tấn hàng viện trợ và thuốc men y tế đã tới nước này. Nỗ lực cung cấp viện trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) phối hợp thực hiện trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban leo thang.
Ngoại trưởng 2 nước tái khẳng định tinh thần đoàn kết với người dân Liban, kiên quyết bác bỏ mọi thỏa thuận hoặc biện pháp có thể làm suy yếu an ninh và chủ quyền lãnh thổ của Liban.
Người phát ngôn quân đội Israel nêu rõ cảnh báo khẩn cấp mới tới cư dân các khu phố phía nam, đặc biệt là những người bên trong tòa nhà được đánh dấu trên bản đồ quận Borj El Brajneh.
Một máy bay quân sự Hàn Quốc đã đưa 96 công dân nước này trở về từ Liban; trong khi đó Trung Quốc xác nhận đã sơ tán an toàn hơn 200 công dân nước này khỏi Liban.
Ngày 1/10, quân đội Israel (IDF) đã kêu gọi dân thường tại hơn 20 khu vực ở miền nam Liban đi sơ tán, vài giờ sau khi chính thức bắt đầu chiến dịch tấn công giới hạn trên bộ nhằm vào các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah ở đây.
Thủ tướng Liban kêu gọi cung cấp viện trợ cho khoảng 1 triệu người dân nước này phải sơ tán tránh xung đột sau khi Israel tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu Hezbollah tại nước này.
Theo tuyên bố của quân đội Israel (IDF), chiến dịch nhắm vào các vị trí của Hezbollah tại các làng gần biên giới, được xem là mối đe dọa đối với cộng đồng dân cư ở phía bắc Israel.
Theo một tuyên bố chung của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Đức, một máy bay A321 của Không quân nước này đã bay đến Beirut để hỗ trợ đưa các đồng nghiệp cùng gia đình họ về nước.
Ngày 30/9, quân đội Israel tuyên bố đóng cửa 3 khu vực dân cư gần biên giới Liban, bao gồm Metula, Misgav Am và Kfar Giladi, chuyển thành khu vực quân sự cấm người dân ra vào.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hãng thông tấn quốc gia Petra của Jordan đưa tin Amman ngày 29/9 đã điều chiếc máy bay thứ 2 chở hàng viện trợ nhân đạo tới Liban.
Quân đội Israel đã tấn công “khoảng 120 mục tiêu của Hezbollah” tại khu vực Kafra ở miền Nam Liban, bao gồm cơ sở hạ tầng và “trụ sở quan trọng được các đơn vị khác nhau của Hezbollah sử dụng”.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ thị một số nhân viên tại Đại sứ quán nước này ở Beirut cùng thân nhân rời khỏi Liban, còn Đức thông báo sẽ đưa các nhà ngoại giao ở Liban và gia đình của họ về nước.
Ngày 27/9, Quân đội Israel (IDF) tuyên bố đã tiến hành một cuộc không kích vào trụ sở chính của Hezbollah ở vùng ngoại ô Dahiyeh của thủ đô Beirut, Liban.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cảnh báo hiện có nguy cơ xảy ra chiến tranh tổng lực giữa phong trào Hezbollah ở Liban và Israel, song vẫn còn cơ hội cho giải pháp ngoại giao.
Quân đội Israel cho biết đã tiến hành những cuộc không kích mới vào các cơ sở của Hezbollah ở miền nam Liban tối 26/9 (giờ địa phương), sau khi các quan chức cấp cao của Israel bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn trong 21 ngày được Mỹ ủng hộ.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon ra thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon rời khỏi nước này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.
Một nguồn tin thân cận với lực lượng Hezbollah ở Liban xác nhận cuộc không kích của Israel ngày 20/9 đã làm chỉ huy đơn vị tinh nhuệ Radwan của tổ chức này thiệt mạng.
Sau vụ hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ tại Liban, gây thương vong lớn, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các bên kiềm chế tối đa, tránh làm căng thẳng leo thang tại Trung Ðông. Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết, ông Guterres lo ngại về vụ việc, đồng thời hối thúc tất cả các bên liên quan tuân thủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2006, lập tức ngừng hành động thù địch để lập lại ổn định.
Với 124 phiếu thuận, 43 phiếu trắng và 14 phiếu chống, ngày 18/9, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 đã thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, trong vòng 12 tháng tới.
Chính phủ Liban cho biết, ngày 18/9, đã có 9 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương khi một loạt bộ đàm phát nổ trên khắp Liban, một ngày sau vụ nổ loạt máy nhắn tin của nhóm vũ trang Hezbollah làm 12 người thiệt mạng và khoảng 2.800 người bị thương.
Bộ trưởng Y tế Liban cho biết hơn 200 người trong số nạn nhân bị thương đang trong tình trạng nguy kịch với các vết thương chủ yếu được báo cáo ở mặt, tay và bụng.
Ngày 25/8, Tel Aviv - thành phố lớn thứ 2 của Israel - đã mở tất cả 240 hầm trú bom công cộng cho cư dân, đóng cửa các bãi biển công cộng và hủy bỏ tất cả các sự kiện của thành phố trong bối cảnh biên giới với Liban nổ ra cuộc giao tranh mới với Hezbollah.
Liban đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang khốc liệt và toàn diện. Nếu kịch bản này xảy ra, nền kinh tế Liban - vốn đang “mong manh dễ vỡ” do nhiều năm chìm đắm trong khủng hoảng kinh tế-tài chính, sẽ có khả năng sụp đổ hoàn toàn.
Theo kế hoạch dự phòng khẩn cấp của Chính phủ Liban, ngay cả cuộc xung đột có kiểm soát, được coi là "kịch bản có khả năng xảy ra nhất," vẫn có thể khiến 250.000 người phải di dời.
Ngày 8/8, đại diện Liên đoàn các hiệp hội du lịch Liban cho biết, doanh thu từ ngành công nghiệp không khói của nước này đã “bốc hơi” hơn 3 tỷ USD chỉ tính riêng trong mùa hè 2024 do ảnh hưởng từ xung đột Hezbollah-Israel.