Do một số bất cập trong xét tặng các danh hiệu văn hóa như: “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội lấy ý kiến các cấp ủy, chính quyền, người dân để điều chỉnh tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa.
Ngày 16/7, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) long trọng tổ chức lễ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu Làng Văn hóa-Du lịch Chợ Lách; đồng thời, phát động cuộc thi “Cổng đẹp-Rào xanh”; “Nhà nhà dọn dẹp vệ sinh tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp” và khánh thành huyện lộ 35.
Phát huy mạnh mẽ lợi thế so sánh của từng địa phương, các tỉnh trong Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp; kinh tế cửa khẩu; du lịch; từng bước xây dựng Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao.
Phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống là “bí quyết” thành công của làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Đây cũng là hướng đi tạo đột phá cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số tại miền đất cực bắc của Tổ quốc.
Vĩnh Phúc xác định, đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định trước hết của toàn bộ công tác cán bộ. Từ năm 2021, Vĩnh Phúc thực hiện thí điểm giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho người đứng đầu và lấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao làm cơ sở đánh giá cán bộ. Đây là việc làm mới, khó!
Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua nhiều cơ chế, chính sách, đề án về tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí, nâng cao mức hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân.
Trong hai ngày 14-15/10, đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và đông đảo nhân dân tham dự ngày hội khánh thành các khu văn hóa-thể thao các làng văn hóa kiểu mẫu thuộc huyện Lập Thạch và thành phố Phúc Yên.
Ngày 23/9, Ban tổ chức chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ 14 và Lễ hội Thành Tuyên tổ chức Liên hoan các làng văn hoá du lịch cộng đồng 6 tỉnh Việt Bắc năm 2023. Liên hoan với sự tham gia của đoàn diễn viên đến từ Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Tuyên Quang.
Với sự mộc mạc, đậm chất văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, bản làng Thái Hải, hay còn gọi là “Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải”, ở xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức (TP Thái Nguyên) đã tạo sức hấp dẫn diệu kỳ, thu hút đông đảo du khách tìm về. Thái Hải cũng dần trở thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch Thái Nguyên.
Hoạt động của các nhà văn hóa luôn là nỗi băn khoăn của bất kỳ địa phương nào. Nhiều nhà văn hóa được xây dựng khang trang nhưng hoạt động kém hiệu quả. Song, với việc xây dựng các ban chủ nhiệm để quản lý, thu hút cộng đồng qua các câu lạc bộ, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã làm cho nhà văn hóa thật sự trở thành không gian sinh hoạt sôi nổi của cộng đồng.
Sáng 22/4, tại sân lễ hội Làng dân tộc III thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” đã diễn ra trong không khí trang trọng, thân mật, đậm chất văn hóa và tinh thần sẻ chia, giao lưu, kết nối.
Thực tế cho thấy, giá trị của du lịch nông nghiệp, nông thôn mang lại không chỉ đơn thuần là thu nhập cho người dân, lợi ích kinh tế cho địa phương, mà còn tạo ra những giá trị vô hình khác như định hình nền nông nghiệp xanh, bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa của nông thôn...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 1.300 khu, điểm du lịch thuộc các địa phương quản lý; trong đó, có khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển nông thôn, đem lại việc làm, thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường…
Tỉnh Quảng Trị hiện có 63/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Sau khi được công nhận, các xã đã chú trọng duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, triển khai nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân và tiến đến xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Ngày 20/5, tại xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch và xã Cảnh Dương huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp các đơn vị tổ chức khai giảng khóa học tiếng Anh chuyên ngành du lịch cộng đồng.