TS Trần Đình Cường

“Phát triển xanh là xu thế không thể đảo ngược”

Là người gắn bó với các bước thăng trầm của kinh tế Việt Nam từ thời kỳ đầu đổi mới đến nay, với uy tín được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ghi nhận, TS Trần Đình Cường - Chủ tịch Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY), đã chia sẻ cùng Nhân Dân hằng tháng câu chuyện nền kinh tế xanh, bền vững mà Việt Nam đang hướng tới.
Các chuyên gia thảo luận tại tọa đàm "Luật Bảo vệ môi trường-Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Tạo hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tọa đàm "Luật Bảo vệ môi trường-Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn", nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu ý kiến tại Hội nghị

Bộ Tài nguyên và Môi trường phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế-xã hội

Trong năm 2024, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Người dân Rwanda tham gia dự án trồng cây thích ứng biến đổi khí hậu. (Ảnh IUCN)

Châu Phi hướng tới nền kinh tế xanh

Châu Phi đang hướng tới nền kinh tế xanh, với kỳ vọng tạo ra 3,3 triệu việc làm từ nay đến năm 2030, trong đó năng lượng mặt trời và nông nghiệp thông minh là những lĩnh vực dẫn đầu. Quá trình chuyển đổi xanh hứa hẹn sẽ góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp đang gia tăng ở giới trẻ, khi số lượng dân số trẻ ở châu Phi được dự báo vượt 800 triệu người vào năm 2050.
Mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá hữu cơ tại Công ty TNHH Nông sản Đồng Tháp AQUA. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Cải thiện môi trường đầu tư, hướng đến nền kinh tế xanh

Cũng như các tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ, Đồng Tháp hiện đang đứng trước những thách thức lớn về kinh tế - xã hội - môi trường. Việc phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường đang trở thành xu hướng, yêu cầu cấp thiết.
Mô hình nuôi ếch không sử dụng thuốc kháng sinh tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Phát triển kinh tế xanh ở vùng Tây Nam Bộ

Vùng Tây Nam Bộ hiện có gần 60.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trung bình hằng năm có khoảng 400-500 dự án khởi nghiệp. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước ta và cũng đang đối mặt với thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu. Thực tế đặt ra yêu cầu bức thiết về chuyển đổi nền kinh tế của vùng, trong đó chuyển đổi nông nghiệp cần phải giữ vị trí trung tâm theo định hướng bền vững và đổi mới sáng tạo.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi lễ.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Festival Gạch gốm đỏ-Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Tối 16/11, tại làng gạch gốm kinh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra Lễ khai mạc Festival gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ nhất năm 2024. Phó Thủ tướng Chính Phủ Hồ Đức Phớc đến dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Quang cảnh hội thảo.

Hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế và đổi mới sáng tạo

Hội thảo là dịp để giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ trong hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hội Gốm sứ Kim Lan (huyện Gia Lâm) và Hội Làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống Thiết Úng (huyện Đông Anh) ký kết hợp tác.

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất-tiêu dùng bền vững các làng nghề truyền thống

Sáng 28/10, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công thương) đã khai mạc "Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất-tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP".
Tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức

Tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với GDP ước đạt 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Đặc biệt, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Ảnh: https://forumsec.org)

Trở ngại với các quốc đảo Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây đưa ra cái nhìn không mấy lạc quan về bức tranh kinh tế của các quốc đảo Thái Bình Dương, chỉ rõ những thách thức đang đặt ra và rủi ro tiềm ẩn đối với khu vực. Dù vậy, WB vẫn cho rằng, các quốc đảo Thái Bình Dương có thể vượt qua những trở ngại nếu tăng tốc đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược.
Đốt rơm rạ ở miền Tây Nam Bộ. (Ảnh: QUỐC DŨNG)

Tái sử dụng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp

Theo đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, bên cạnh nâng cao chất lượng, sản lượng lúa và giảm lượng phát thải khí nhà kính, tất cả rơm rạ tại các vùng chuyên canh lúa được thu gom khỏi đồng ruộng để chế biến, tái sử dụng.
Tìm nguồn lực phát triển giao thông xanh

Tìm nguồn lực phát triển giao thông xanh

Phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh, do đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của quốc tế, không chỉ về vấn đề tài chính mà còn kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi chính sách, từ đó, áp dụng vào Việt Nam sao cho phù hợp đặc thù trong nước và đặc thù từng lĩnh vực ngành. Để thực hiện mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050, các chuyên gia đã phân tích những khó khăn, thách thức trên lộ trình này, nhất là về mặt công nghệ để phát triển hệ thống phương tiện xanh.
Tọa đàm về phát triển giao thông xanh do Bộ Giao thông vận tải tổ chức. (Ảnh: TẠ HẢI)

Phát triển giao thông “xanh” để xây dựng nền kinh tế “xanh”

“Phát triển giao thông xanh là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế xanh, do đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của quốc tế, không chỉ về vấn đề tài chính mà còn kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi chính sách, từ đó, áp dụng vào Việt Nam sao cho phù hợp đặc thù trong nước và đặc thù từng lĩnh vực ngành”, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã khẳng định quan điểm tại tọa đàm về phát triển giao thông xanh diễn ra ngày 21/8.
Khu công nghiệp xanh Nam Cầu Kiền, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: HỒNG ĐIỆP)

Thúc đẩy kinh tế xanh để phát triển bền vững

Với khát vọng thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, Việt Nam quyết tâm cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng hướng tới mục tiêu trở thành nước tiên phong trong khu vực về tăng trưởng xanh, phục hồi xanh và bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới.
Sản xuất bao bì màng mỏng chất lượng cao ở Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (An Phát Bioplastics), huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. (Ảnh TUỆ NGHI)

Áp lực “xanh hóa” của doanh nghiệp sản xuất

Nhiều thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhất là Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn về sản xuất bền vững. Các chính sách “xanh” đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ðể tiếp cận những thị trường này, doanh nghiệp không chỉ phải bảo đảm chất lượng sản phẩm mà còn cần chứng minh sản phẩm thân thiện với môi trường và được sản xuất theo quy trình bền vững.