Theo JPMorgan Chase và Wells Fargo, dù có những dấu hiệu cho thấy lạm phát gây khó khăn cho những người có thu nhập thấp nhưng hoạt động chi tiêu tiêu dùng Mỹ vẫn vững chắc trong quý III.
IMF kêu gọi Mỹ giảm bớt gánh nặng tài chính ngày càng gia tăng, lưu ý rằng nợ chính phủ của Mỹ đã tăng gần 50% kể từ đầu đại dịch COVID-19, làm dấy lên quan ngại cho cả Phố Wall và chính phủ nước này.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã công bố tài liệu chuyên sâu có tên Sách Begie, đánh giá nền kinh tế số 1 thế giới đến tháng 5/2024 tiếp tục đà tăng trưởng, song rủi ro vẫn còn. Dựa trên số liệu mới nhất và trong bối cảnh lạm phát chưa hạ nhiệt sâu, các chuyên gia dự đoán khả năng FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới chưa rõ ràng.
Thời gian gần đây, hàng loạt nền kinh tế lớn đối mặt mức thâm hụt ngân sách khổng lồ. Tình trạng mất cân bằng ngân sách không chỉ tác động tiêu cực cuộc chiến chống lạm phát, kìm hãm đà tăng trưởng của các nước, mà còn kéo theo nhiều rủi ro cho nền kinh tế thế giới.
Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của nền kinh tế Mỹ.
Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/3, GDP của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn dự báo, nhờ chi tiêu dùng tăng mạnh ở mức 3,3%. Chi tiêu kinh doanh cũng tăng, phản ánh mức đầu tư cho cơ cấu sản xuất, thương mại và chăm sóc sức khỏe cao hơn mức ước tính.
Lạm phát đã quay trở lại Mỹ vào tháng 2 sau khi giá xăng toàn cầu tăng cao. Điều này đặt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trước bài toán phức tạp hơn trong việc cắt giảm lãi suất, đồng thời kéo theo hoài nghi rằng liệu kịch bản “hạ cánh mềm” có còn triển vọng như trước?
Lạm phát thay đổi cách thức mua sắm của nhiều người dân Mỹ, khiến họ chi tiêu có tính toán hơn, không còn “vung tay quá trán” như trước. Những thay đổi trong thói quen tiêu dùng đang góp phần giúp Mỹ hạ nhiệt cơn bão lạm phát.
Đồng USD leo lên mức cao nhất của ba tháng trong phiên 13/2 và tiếp tục duy trì xấp xỉ mức cao này trong phiên chiều tại châu Á, sau số liệu lạm phát của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 1/2024.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân ở Mỹ tăng trở lại trong tháng 12/2023, song mức lạm phát hàng năm vẫn được duy trì dưới 3% tháng thứ 3 liên tiếp, có thể cho phép FED bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 đã lập kỷ lục mới trong phiên 25/1 sau dữ liệu tăng trưởng vững chắc của Mỹ, “xóa sạch” sự sụt giảm lớn của giá cổ phiếu Tesla và Boeing.
Vượt qua giai đoạn đầy thách thức thời gian qua, nền kinh tế Mỹ liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực khi cơn bão lạm phát được xoa dịu, chi tiêu tiêu dùng tăng trưởng mạnh, thị trường việc làm ổn định. Mặc dù còn đối mặt thách thức, song triển vọng phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới đã trở nên rõ nét.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định "ghìm cương lãi suất", theo đó giữ nguyên mức lãi suất. Việc duy trì lãi suất ổn định ở mức cao nhất trong 22 năm cho thấy FED thận trọng, tiếp tục theo dõi tác động của việc tăng lãi suất thời gian qua trước khi cân nhắc hành động tiếp theo, cũng như độ trễ chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lạm phát và hoạt động kinh tế, tài chính của Mỹ.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) vừa công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Chỉ một số ít nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Ấn Ðộ và Nga, đi ngược xu hướng này. Những tín hiệu tích cực của một số nền kinh tế được kỳ vọng góp phần làm sáng sủa bức tranh kinh tế toàn cầu.
Kinh tế thế giới đã đón nhận thêm những thông tin tích cực khi Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc đã vượt ngưỡng 50 điểm; lạm phát "hạ nhiệt" và mây đen đã bớt u ám với các nền kinh tế châu Âu, trong khi triển vọng kinh tế Mỹ tiếp tục sáng sủa hơn.
Ngày 6/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết kinh tế Mỹ chứng kiến sự tăng trưởng “khiêm tốn” trong mùa hè, khi người tiêu dùng tiếp tục sử dụng các khoản tiết kiệm vào chi tiêu du lịch.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định nền kinh tế số một thế giới đang chuyển từ phục hồi nhanh sang tăng trưởng ổn định, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức tiềm tàng. Các chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Joe Biden đã và đang thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư của khu vực tư nhân, đồng thời là động lực giúp việc làm ở Xứ cờ hoa tăng trưởng kỷ lục.
Hãng Fitch vừa hạ mức tín nhiệm của Mỹ xuống một bậc, từ AAA xuống AA+. Quyết định của hãng xếp hạng tín nhiệm này đã dội gáo nước lạnh vào triển vọng ổn định của kinh tế Mỹ, đồng thời khiến sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa quyết định tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm qua. Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại việc tăng lãi suất liên tục có thể kéo lùi đà tăng trưởng, nền kinh tế Mỹ vẫn vững vàng vượt qua nhiều nguy cơ. Mặc dù còn đối mặt thách thức, song triển vọng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trở nên rõ nét hơn.
Ra mắt chiến lược “Bidenomics”, Tổng thống Joe Biden muốn cử tri Mỹ thấy rõ hơn những nỗ lực và thành tựu kinh tế mà chính phủ đạt được trong hai năm qua. Nhà trắng kỳ vọng, chiến lược phát triển kinh tế sẽ tạo “cú huých” mạnh mẽ cho ông Biden trong nỗ lực tái tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2024.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết, việc giữ nguyên lãi suất sẽ cho phép cơ quan này đánh giá thêm thông tin và tác động đối với chính sách tiền tệ.
Kinh tế Mỹ đang le lói hy vọng thoát khỏi nguy cơ suy thoái khi vấn đề nâng trần nợ công đã được tháo gỡ và thị trường chứng khoán "nhuộm xanh" trở lại. Trong khi đó, ngân hàng Goldman Sachs đã điều chỉnh giảm nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái trong 12 tháng từ mức 35% xuống 25%.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên 2,1%, từ mức 1,7% đưa ra hồi tháng 1. Lý giải việc nâng dự báo, WB cho rằng Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đã phục hồi mạnh hơn so với kỳ vọng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết hai bên đã có một cuộc thảo luận hiệu quả tại Nhà trắng ngày 22/5 về vấn đề trần nợ công, nhưng chưa đạt được thỏa thuận. Cuộc họp diễn ra sau khi ông Biden kết thúc sớm chuyến công du châu Á nhằm tìm cách đạt thỏa thuận giải quyết khủng hoảng trần nợ công.
Kinh tế Mỹ đang đối diện khả năng suy thoái khi các chuyên gia dự báo nền kinh tế số một thế giới này có thể tăng 0,5% trong quý II năm 2023, thấp hơn một nửa so với mức tăng GDP của quý I. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đang có dấu hiệu tăng và nguy cơ vỡ nợ đang đè nặng lên triển vọng kinh tế của “xứ cờ hoa”.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm sau cuộc họp hồi đầu tháng 5, nâng lãi suất chuẩn cho vay qua đêm lên mức 5-5,25% và báo hiệu khả năng có thể tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất.
Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered của Anh, ông Bill Winters cho biết, nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng "rất mạnh mẽ" và khó có khả năng rơi vào suy thoái.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch 5/4 thị trường hàng hóa nhanh chóng lấy lại đà tăng sau phiên suy yếu nhẹ trước đó. Tuy nhiên, lực mua không quá áp đảo khiến chỉ số hàng hóa MXV-Index đóng cửa hôm qua chỉ tăng nhẹ 0,11% lên 2.324 điểm. Nhìn chung, xu hướng tăng giá đang tương đối rõ ràng trên thị trường trong 3 tuần trở lại đây. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng gần 17%, đạt trên 4.400 tỷ đồng.
Vài tháng gần đây, các công ty công nghệ lớn như Amazon, IBM, Microsoft hay Google đã cho hàng chục nghìn nhân viên nghỉ việc và thực hiện đợt sa thải lớn chưa từng có.
Nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực khi duy trì được đà tăng trưởng và lạm phát giảm, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những thách thức có thể cản bước tăng trưởng kinh tế của “xứ cờ hoa” trong năm nay.